Bài 3 trang 70 SBT sử 12
Đề bài
Hãy phân tích để làm rõ tính sáng tạo, đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục III. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Lời giải chi tiết
Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh được thể hiện ở những vấn đề sau:
- Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa học.
+ Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta thấy rằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của lịch sử nước ta. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Điều này cũng thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Tính đúng đắn và sáng tạo thể hiện ở chỗ Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra.
- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.
- Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông…để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước…Vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.
- Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng của giai cấp công nhân.
- Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.
=> Tóm lại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Bài tập & Lời giải:
Xem thêm lời giải SBT Lịch sử lớp 12
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
- 👉 CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
- 👉 CHƯƠNG II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991). LIÊN BANG NGA (1991 -2000)
- 👉 CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)
- 👉 CHƯƠNG IV. Mĩ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
- 👉 CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000)
- 👉 CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
- 👉 CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- 👉 CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- 👉 CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- 👉 CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
- 👉 CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
CHƯƠNG II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991). LIÊN BANG NGA (1991 -2000)
CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)
- 👉 Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
- 👉 Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- 👉 Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
CHƯƠNG IV. Mĩ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000)
CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
- 👉 Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
- 👉 Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
- 👉 Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- 👉 Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
- 👉 Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935
- 👉 Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
- 👉 Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
- 👉 Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
- 👉 Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
- 👉 Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
- 👉 Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
- 👉 Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
- 👉 Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
- 👉 Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới