Bài 3.43 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

Giải bài 3.43 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố

Bài làm:

Bài 3.43 trang 25 SBT Hóa học 10 Nâng cao

Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2.

Giải

+ Hai nguyên tử nitơ giống nhau nên liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực: \(\left| {N \equiv N} \right|\)

+ Hiệu độ âm điện giữa Ag và Cl bằng 3,16 – 1,93 = 1,23 < 1,70. Như vậy bản chất của liên kết trong hợp chất là liên kết cộng hóa trị có cực.

+ Học sinh tự tính hiệu độ âm điện để thấy rằng: Hiệu độ âm điện giữa H và Br, N và H, O và H không đủ lớn hơn để tạo liên kết ion nên liên kết trong các phân tử này là liên kết cộng hóa trị có cực. Riêng trong trường hợp H2O2 có liên kết peoxit O – O là liên kết cộng hóa trị không có cực (phân tử đối xứng).

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Hóa học 10 Nâng cao

Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Hóa học 10 Nâng cao. Tất cả lí thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Hóa học 10 Nâng cao

CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN

CHƯƠNG 6. NHÓM OXI

CHƯƠNG 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC - SBT HÓA 10 NÂNG CAO

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm