Bài 3.61 trang 134 SBT hình học 12

Giải bài 3.61 trang 134 sách bài tập hình học 10. Trong không gian Oxyz, cho hai điểm...

Đề bài

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(2; 0; 0), B(0; 0; 8) và điểm C sao cho \(\overrightarrow {AC}  = (0;6;0)\). Tính khoảng cách từ trung điểm I của BC đến đường thẳng OA.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tìm tọa độ trung điểm \(I\) của \(BC\).

- Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(I\) và vuông góc với \(OA\).

- Tìm giao điểm \(K\) của \(\left( \alpha  \right)\) với đường thẳng trên.

- Khoảng cách bằng \(IK\).

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}
C\left( {x;y;z} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AC} = \left( {x - 2;y;z} \right)\\
\overrightarrow {AC} = \left( {0,6,0} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x - 2 = 0\\
y = 6\\
z = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 2\\
y = 6\\
z = 0
\end{array} \right. \Rightarrow C\left( {2;6;0} \right)
\end{array}\)

I là trung điểm BC nên I(1; 3; 4)

\(\overrightarrow {OA}  = \left( {2;0;0} \right)\)

\(OA\) đi qua O và nhận \(\dfrac{1}{2}\overrightarrow {OA}  = \left( {1;0;0} \right)\) làm VTCP

\( \Rightarrow OA:\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 0\\z = 0\end{array} \right.\)

Gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng đi qua I và vuông góc với OA ta có:

\(\left( \alpha  \right) \bot OA \Rightarrow \overrightarrow {{n_\alpha }}  = \dfrac{1}{2}\overrightarrow {OA}  = \left( {1;0;0} \right)\)

Phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) là: \(x – 1 = 0 \)

Gọi K(t;0;0) là giao điểm của OA và \((\alpha )\). Tọa độ của K thỏa mãn t-1=0 hay t=1.

Do đó \(K(1; 0; 0)\)

Khoảng cách từ I đến OA là: \(IK = \sqrt {{{(1 - 1)}^2} + {{(0 - 3)}^2} + {{(0 - 4)}^2}}  \) \(= 5\)

Cách khác:

Sau khi tìm được I(1;3;4) và phương trình đường thẳng OA, ta có thể tính khoảng cách ngay như sau:

\(d\left( {I,OA} \right) = \dfrac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {OI} ,\overrightarrow {OA} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {OA} } \right|}}\)

Mà \(\overrightarrow {OI}  = \left( {1;3;4} \right),\overrightarrow {OA}  = \left( {2;0;0} \right)\) nên \(\left[ {\overrightarrow {OI} ,\overrightarrow {OA} } \right] = \left( {0;8; - 6} \right)\)

\( \Rightarrow d\left( {I,OA} \right) = \dfrac{{\sqrt {0 + 64 + 36} }}{{\sqrt {4 + 0 + 0} }} = 5\).

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 12

Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và giải tích toán 12 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.