Bài 37 trang 61, 62 SBT Hình học 12 Nâng cao

Giải bài 37 trang 61, 62 sách bài tập Hình học 12 Nâng cao. Cho hai điểm cố định A, B có AB=a.

Bài làm:

Cho hai điểm cố định A, B có AB = a. Với mỗi điểm C trong không gian sao cho ABC là tam giác đều, kí hiệu AA1 là đường cao của \(\Delta ABC\) và d là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Trong mặt phẳng chứa d và AA1, xét đường tròn đường kính AA1 ; gọi S là một giao điểm của đường tròn này và đường thẳng d.

LG 1

Tính dện tích xung quanh và thể tích hình nón ngoại tiếp hình chóp S.ABC.

Lời giải chi tiết:

Hình nón ngoại tiếp hình chóp S.ABC có đỉnh S, đáy là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, đường cao là SH, đường kính là SC.

Gọi Sxq là diện tích xung quanh của hình nón thì \({S_{xq}} = \pi .HC.SC.\)

Ta có \(HC = {{a\sqrt 3 } \over 3},\)

\(S{C^2} = S{H^2} + H{C^2} = S{H^2} + {{{a^2}} \over 3}\)

\( = S{I^2} - I{H^2} + {{{a^2}} \over 3}\) (I là trung điểm của AA1).

Vì S thuộc đường tròn đường kính AA1 nên \(SI = {{a\sqrt 3 } \over 4},\) ngoài ra

\(IH = AH - AI = {{a\sqrt 3 } \over 3} - {{a\sqrt 3 } \over 4} = {{a\sqrt 3 } \over {12}}\)

Vậy \(S{C^2} = {\left( {{{a\sqrt 3 } \over 4}} \right)^2} - {\left( {{{a\sqrt 3 } \over {12}}} \right)^2} + {{{a^2}} \over 3} = {{{a^2}} \over 2},\) tức là \(SC = {{a\sqrt 2 } \over 2}.\)

Vậy \({S_{xq}} = \pi .{{a\sqrt 3 } \over 3}.{{a\sqrt 2 } \over 2} = \pi {{{a^2}\sqrt 6 } \over 6}.\)

Gọi V là thể tích hình nón nêu trên thì

\(\eqalign{  & V = {1 \over 3}\pi .H{C^2}.SH = {1 \over 3}\pi {{{a^2}} \over 3}\sqrt {S{I^2} - I{H^2}}   \cr  &  = {1 \over 9}\pi {a^2}\sqrt {{{3{a^2}} \over {16}} - {{3{a^2}} \over {{{12}^2}}}}  = {1 \over 9}\pi .a^2{{a\sqrt 6 } \over 6}  \cr  &  = {{\pi {a^3}\sqrt 6 } \over {54}}. \cr} \)


LG 2

Chứng minh rằng khi điểm C thay đổi thì điểm S thuộc một đường tròn cố định và mỗi đường thẳng SA, SB thuộc một mặt nón cố định.

Lời giải chi tiết:

Gọi J là trung điểm của AB thì \(CJ \bot AB\), do\(SH \bot \left( {ABC} \right)\) nên \(SJ \bot AB.\)

Vậy S thuộc mặt phẳng trung trực của AB. Mặt khác

\(S{J^2} = S{H^2} + H{J^2} = S{I^2} - I{H^2} + H{J^2}\)

         \(= {\left( {{{a\sqrt 3 } \over 4}} \right)^2} - {\left( {{{a\sqrt 3 } \over {12}}} \right)^2} + {\left( {{{a\sqrt 3 } \over 6}} \right)^2} = {{{a^2}} \over 4}.\)

Từ đó \(JS = {a \over 2}.\)

Vậy S thuộc đường tròn (\(\Gamma \)) tâm J, bán kính JS nằm trong mặt phẳng trung trực của AB. Dĩ nhiên đường tròn này cố định.

Vì S nằm trên đường tròn (\(\Gamma \)) tâm và AJ vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn này nên AS thuộc mặt nón nhận (\(\Gamma \)) làm đường tròn đáy và trục AJ (đỉnh A).

Tương tự, BS thuộc mặt nón có đáy là đường tròn (\(\Gamma \)), trục là BJ (đỉnh B).

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Toán lớp 12 Nâng cao

Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số toán 12 nâng cao với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

GIẢI TÍCH SBT 12 NÂNG CAO

HÌNH HỌC SBT 12 NÂNG CAO

CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

CHƯƠNG II: HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

CHƯƠNG III: NGUYÊN HÀM, PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG

CHƯƠNG IV: SỐ PHỨC

CHƯƠNG 1: KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

CHƯƠNG 2: MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.