Bài 51 trang 120 Vở bài tập toán 9 tập 2

Giải bài 51 trang 120 VBT toán 9 tập 2. a) Vẽ hình 58 (tạo bởi các cung tròn) với HI = 10 cm và HO = HI = 2cm. Nêu cách vẽ. b) Tính diện tích hình HOABINH (miễn gạch chéo)...

Đề bài

a) Vẽ hình 58 (tạo bởi các cung tròn) với \(HI = 10 cm\) và \(HO = HI = 2cm\). Nêu cách vẽ:

b) Tính diện tích hình HOABINH (miền gạch chéo).

c) Chứng tỏ rằng hình tròn đường kính NA có cùng diện tích với hình HOABINH đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Vẽ các nửa đường tròn để tạo thành hình đã cho

b) Sử dụng công thức tính diện tích hình tròn bán kính \(R\) là \(S = \pi {R^2}\) để suy ra diện tích miền gạch chéo

c) Sử dụng công thức tính diện tích hình tròn bán kính \(R\) là \(S = \pi {R^2}\)

Lời giải chi tiết

a) Cách vẽ : 

- Vẽ đoạn thẳng \(HI = 10cm\). 

- Vẽ đường trung trực \(d\) của \(HI\). Gọi \(D\) là giao điểm của \(d\) với \(HI.\)

- Lấy \(D\) làm tâm vẽ cung tròn với bán kính \(\dfrac{{HI}}{2} = \dfrac{{10}}{2} = 5cm,\) cắt \(d\) tại \(N\) và \(A.\)

- Lấy \(D\) làm tâm vẽ cung tròn với bán kính \(DB = 3cm\) về phía đối diện cung \(HNI,\) cắt \(HI\) tại \(O\) và \(B.\)

- Lấy điểm chính giữa của \(HO\) làm tâm, vẽ cung tròn với bán kính bằng \(1cm.\)

- Lấy điểm chính giữa của \(BI\) làm tâm, vẽ cung tròn với bán kính bằng \(1cm.\)

b) Tính diện tích của hình gạch chéo :

Vì hình gạch chéo được tạo bởi các nửa đường tròn bán kính \(5cm;3cm\) và \(1cm.\)

Ta có : \({S_{HOABINH}} = {S_{HNIBO}} + {S_{BAO}};\)   (1)

             \({S_{HNIBO}} = {S_{HNI}} - 2{S_{OH}}.\)

(\({S_{OH}} = {S_{BI}}\) là diện tích nửa hình tròn đường kính \(OH = IB = 2cm).\)

\({S_{HNI}} = \dfrac{1}{2}\pi .D{H^2}\) và \(2{S_{OH}} = \pi {\left( {\dfrac{{HO}}{2}} \right)^2}\) \( \Rightarrow {S_{HNIBO}} = \dfrac{1}{2}\pi O{H^2} - \pi {\left( {\dfrac{{HO}}{2}} \right)^2}\)\( = \dfrac{{23\pi }}{2}\)       (2)  

\({S_{BAO}} = \dfrac{1}{2}\pi D{O^2} = \dfrac{{9\pi }}{2}\,\left( {c{m^2}} \right)\)                                                                                      (3) 

Thay kết quả từ (2) và (3) vào (1), ta được \({S_{HOABINH}} = \dfrac{{9\pi }}{2} + \dfrac{{23\pi }}{2} = 16\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

c) Gọi \(S\) là diện tích hình tròn đường kính \(NA;R\) là bán kính.

Ta có : \(NA = ND + DA = 5 + 3 = 8\left( {cm} \right).\) Bán kính \(R = \dfrac{1}{2} \cdot 8 = 4cm.\)  

\(S = \pi {R^2} = \pi {.4^2} = 16\pi \left( {c{m^2}} \right).\)

Vậy \({S_{HOABINH}} = S\)đường tròn đường kính NA   (đpcm).

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải Vở bài tập Toán 9

Giải VBT toán 9 tập 1, tập 2 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.