Bài VII.6, VII.7, VII.8 trang 119 SBT Vật Lí 12

Giải bài VII.6, VII.7, VII.8 trang 119 sách bài tập vật lí 12. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là:

Bài làm:

VII.6

Các hạt nhân đơtêri \({}_1^2H;\) triti \({}_1^3H\); heli \({}_2^4He\) có năng lượng liên kết lần lượt là \(2,22MeV;8,49MeV\) và \(28,16MeV.\) Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là:

A. \({}_1^2H;{}_2^4He;{}_1^3H\)   

B. \({}_1^3H;{}_2^4He;{}_1^2H\)

C. \({}_1^2H;{}_1^3H;{}_2^4He\)

D. \({}_2^4He;{}_1^3H;{}_1^2H\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững

Sử dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng là \(\sigma  = \dfrac{{\Delta E}}{A}\)

Lời giải chi tiết:

+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_1^2H\)là \({\sigma _{_1^2H}} = \dfrac{{\Delta {E_{_1^2H}}}}{{{A_{_1^2H}}}} = \dfrac{{2,22}}{2}\\ = 1,11(MeV/nuclon)\)

+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_1^3H\)là \({\sigma _{_1^3H}} = \dfrac{{\Delta {E_{_1^3H}}}}{{{A_{_1^3H}}}} = \dfrac{{8,49}}{3}\\ = 2,83(MeV/nuclon)\)

+ Năng lượng liên kết riêng của \({}_2^4He\)là \({\sigma _{{}_2^4He}} = \dfrac{{\Delta {E_{{}_2^4He}}}}{{{A_{{}_2^4He}}}} = \dfrac{{28,16}}{3} \\= 7,04(MeV/nuclon)\)

Vì \({\sigma _{_2^4He}} > {\sigma _{_1^3H}} > {\sigma _{_1^2He}}\) nên các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là: \({}_2^4He;{}_1^3H;{}_1^2H\)

Chọn D


VII.7

Có hai phản ứng hạt nhân:

\({}_{88}^{226}Ra \to {}_2^4He + {}_{86}^{222}Ra\)                   (1)

\({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{54}^{139}Xe + {}_{38}^{95}Sr + 2{}_0^1n\)      (2)

Phản ứng nào ứng với sự phóng xạ? Phản ứng nào ứng với sự phân hạch?

A. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phóng xạ.

B. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phân hạch.

C. Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch.

D. Phản ứng (1) ứng với sự phân hạch ; phản ứng (2) ứng với sự phóng xạ.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch và phóng xạ

Lời giải chi tiết:

Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch.

Chọn C


VII.8

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.

B. đều không phải là phản ứng hạt nhân.

C. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về phản ứng phân hạch và phóng xạ

Lời giải chi tiết:

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Chọn D

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Vật lí lớp 12

Giải sách bài tập vật lí 12 , giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐÉN VĨ MÔ

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.