Cảm nhận về đoạn Trao duyên

Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công.

Bài làm:

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên

2. Thân bài

a. Lời nhờ cậy trao duyên của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)

* Bốn câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

- Những từ ngữ “cậy”, “chịu” trong lời nói và hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên vô cùng tha thiết.

- “Cậy" vừa mang theo sự khẩn cầu thiết tha vừa vô hình tạo ra sức nặng.

- Kiều dùng lời nói, hành động của người chịu ơn để nói với Thúy Vân.

=> Cách ứng xử của Kiều vẫn thể hiện sự sắc sảo, thông minh khôn khéo và tế nhị.

* Tám câu tiếp: Sự thuyết phục của Thúy Kiều

- 4 câu thơ tiếp: Thúy Kiều Kể về mối tình với chàng Kim

+ Quạt ước” và “chén thề” là những hình ảnh ước lệ tượng trưng gợi nhắc những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ với chàng Kim.

- 4 câu thơ sau: Lí do Kiều quyết định trao duyên

+ Biến cố gia đình ập tới, Kiều buộc phải từ bỏ tình yêu để làm tròn chữ hiếu

+ Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

+ Kiều mong Thúy Vân thấu hiểu và đồng ý lời thỉnh cầu của mình. Thậm chí, Thúy Kiều nhắc đến cả tình thân ruột thịt và cái chết.

=> Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

b. Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân (14 câu thơ tiếp theo)

* Sáu câu đầu: Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

- Tất cả những kỉ vật như “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” đều là minh chứng cho một đoạn tình cảm sâu nặng.

- Hai từ “của chung” thể hiện sự lúng túng, ngập ngừng, cho thấy tâm trạng của Kiều khi trao lại kỉ vật cho em.

- Sự mâu thuẫn, xung đột: Lí trí thì mách bảo dứt khoát trao đi nhưng tình cảm thì lại không thể.

* Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều

- Kiều dường như có dự cảm về cuộc đời mình và cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan

=> Thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng của Kiều và tấm lòng thủy chung của nàng. Ngay cả khi chết đi vẫn hướng về Kim Trọng

c. Thực tại xót xa và lời nhắn gửi tới chàng Kim (tám câu thơ cuối)

- Dù do tình cảnh ép buộc, nàng vẫn cảm thấy mình là người có lỗi, mình là người đã cô phụ chàng Kim. - - Tiếng gọi Kim Trọng cất lên tha thiết và nghẹn ngào. Cả đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột.

=> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác

d. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, sáng tạo

- Các thành ngữ dân gian

- Khẳng định tài năng của Nguyễn Du

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung


Bài mẫu

Bài tham khảo số 1 

  "Trao duyên" là một trong những đoạn trích đặc sắc trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã tái hiện thành công diễn biến tâm lí phức tạp và sự giằng xé tâm trạng của Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim. Theo mạch truyện, Thúy Kiều và Kim Trọng cùng nguyện ước “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” thì tai biến xảy đến đối với hai người. Với Kim Trọng, chàng phải về quê hộ tang chú ruột vừa bớt nỗi buồn chia lìa thì đã thấy:

Người nách thước, kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

Già giang một lão một trai,

Một dây vô loại buộc hai thâm tình.

     Không đành lòng nhìn cha và em bị tra khảo dã man, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và mẹ. Việc bán mình đã thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích sau đây (từ câu 723 đến câu 756) là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân.

     Trước hết là lời Kiều nói với Thúy Vân:

"... Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

       Hai câu thơ không thuần về lời nói mà còn có cả cử chỉ nhưng đều chung một trạng thái cầu mong. Riêng cử chỉ “lạy" đã đặt Thúy Vân vào tình huống khó mà từ chối được. Đây là dấu hiệu của người vĩnh biệt đối với kẻ ở lại càng đáng thay mọi việc mà đáng ra mình phải làm, ngoài ý nghĩa tôn kính người đã khuất, ông bà... và những người có đạo đức cao dày.

      Và Kiều đã “thưa” điều gì với Thúy Vân?

      Kiều đã kể lại chuyện tình của mình:

         Kể từ khi gặp chàng Kim,

         Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

       Chỉ hai câu thơ ngắn, từ "khi” được lặp lại ba lần như để biểu lộ Kiều và Kim Trọng đã nhiều lần hẹn hò gặp gỡ, và yêu nhau một cách sâu đậm, chân tình mà phần trước của truyện đã từng miêu tả,

      Tiếp đó, Thúy Kiều gợi lại hiện thực

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tinh khôn lẽ hai bề vẹn hai.

        Hai câu thơ chỉ là phần nổi của sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm của bản thân Kiều. Hiếu với cha tình với Kim Trọng mà Thúy Kiều phải chọn lựa và Kiều đã chọn việc trả hiếu cho cha mẹ đúng với quan niệm của Nho gia Đạo “vua - tôi; cha - con; chồng - vợ”. Do đó, trong tâm linh của Thúy Kiều phải có cuộc xô xát, phải có cuộc dằng co giữa hai động tác tâm lí: hiếu và tình. Sự thắng hay bại của động tác này hay động tác kia, sẽ chi phối của cuộc đời tương lai của Thúy Kiều. Ở đây, ta thấy Thúy Kiều đã chọn chữ hiếu và hi sinh tình yêu, và như thế Nguyễn Du đã mở cho ta một cửa sổ để thông suốt được cái viễn ảnh của thân thế Thúy Kiều về sau này.

      Chọn việc bán mình để cứu cha và em cho tròn đạo hiếu nhưng Thúy Kiều vẫn suy tính cho tình yêu của chàng Kim. Nàng đã cầu xin Thúy Vân:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

      Bốn câu thơ như là lời cầu xin xuất phát từ tận đáy lòng của Thúy Kiều, như là lời tràn trôi trước khi mất. Cái khéo léo của Kiều là lồng niềm vui được “thơm lây” vào những lời bi lụy khiến Thúy Vân có không muốn cũng khó thể chối từ. Ngay cả khi trao “chút của tin”, Thúy Kiều vẫn nhớ đến đêm thề nguyền khi nàng sang nhà Kim Trọng, chàng Kim đã thêm hương vào lò hương, sau khi thề nguyền, nàng đã đánh đàn cho Kim Trọng nghe. Tiếp theo Kiều đã thốt ra những lời mà có lẽ người đọc nghe cũng cảm thấy lạnh người báo hiệu Kiều sẽ chọn cái chết:

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

      Lại nữa, Thúy Kiều giữa khi đối thoại với Thúy Vân, thế mà trong 6 câu chót, nàng hình như quên hẳn Thúy Vân đang đứng trước mặt mình và chỉ còn nhớ lại có mỗi người tình mà thôi:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao, phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

     Quên Thúy Vân để chỉ nhớ đến Kim Trọng, hình ảnh của Thúy Vân mờ đi, và hình ảnh của Kim Trọng hiện ra sau cùng càng rõ rệt. Càng phân trần, tự trách cho duyên phận lỡ làng thì nỗi đau đớn bẽ bàng càng tăng cao... cho tới đỉnh điểm khi Kiều thốt lên lời tạ lỗi đau đớn nhất:

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

    Lẽ khinh trọng văn chương đã được ứng dụng một cách rất tài hoa tinh tế ở đây, và nghệ thuật của tác giả Đoạn trường tân thanh thật là tuyệt vời trong đoạn trích này.

     Ngoài ra, Nguyễn Du còn có thuật kể chuyện rất tài tình. Chỉ có hai câu thơ là đủ tả hết tất cả những tình tiết thơ mộng trong cuộc đời tình duyên tuổi hoa giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trước kia:

“Kể từ khỉ gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề...”

      Cách dùng chữ thì rõ thật đắc thể và khéo léo. Một chữ “hở môi” đối chiếu với một chữ “để lòng" đều là những chữ hết sức bình thường.

“Hở môi ra cũng thẹn thùng,

Để lòng, thì phụ tấm lòng với ai!”

        Được đặt vào đây đã hình dung được tất cả cái ngượng ngập, sượng sùng của người chị Thúy Kiều, khi phải thổ lộ mối tâm tình riêng tư thầm kín với chính người em gái máu mủ của mình là Thúy Vân vậy.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Xemloigiai.com

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong bài: Truyện Kiều - Nguyễn Du

Bài tập & Lời giải: