Câu 33 trang 56 Sách bài tập Hình học 11 nâng cao.

Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.

Bài làm:

33. Trang 56 Sách bài tập Hình học 11 nâng cao.

 Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng. Gọi O, O’ lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và ABEF; \({G_1},\,{G_2}\) lần lượt là trọng tâm của tam giác ABD và ABE. Chứng minh rằng:

a) OO’ song song với mặt phẳng (ADF) và (BCE);

b) \({G_1}{G_2}\) song song với mặt phẳng (CEF).

Giải

a) OO’ là đường trung bình của tam giác BDF suy ra OO’ // DF.

Mà \(DF \subset \left( {ADF} \right) \Rightarrow OO'//\left( {ADF} \right).\)

OO’ là đường trung bình của tam giác ACE suy ra OO’ // CE.

Mà \(CE \subset \left( {BCE} \right) \Rightarrow OO'//\left( {BCE} \right).\)

b) Gọi I là trung điểm của AB thì I thuộc đường thẳng \({G_1}D\) và đường thẳng \({G_2}E.\)

Xét tam giác  IDE. Ta có:

\({{I{G_1}} \over {ID}} = {{I{G_2}} \over {IE}} = {1 \over 3} \Rightarrow {G_1}{G_2}//ED.\)

Do đường thẳng DE nằm trong mặt phẳng (CEF) suy ra \({G_1}{G_2}//\left( {CEF} \right).\)

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Toán 11 Nâng cao

Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Đại số và Giải tích, Hình học 11 Nâng cao. Tất cả lý thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Toán 11 Nâng cao

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 NÂNG CAO

PHẦN HÌNH HỌC 11 NÂNG CAO

CHƯƠNG I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II: TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG III: DÃY SỐ, CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

CHƯƠNG IV: GIỚI HẠN

CHƯƠNG V: ĐẠO HÀM

CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

CHƯƠNG II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

CHƯƠNG III. VECTƠ KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.