Câu 8.7 trang 75 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

Trình bày cách phân biệt các cation trên.

Bài làm:

Có 7 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có một loại cation: \(Z{n^{2 + }},C{u^{2 + }},F{e^{2 + }},M{g^{2 + }},C{r^{3 + }},A{g^ + },P{b^{2 + }}\). Trình bày cách phân biệt các cation trên.

Đáp án

Cation \(C{u^{2 + }}\): dung dịch chứa cation \(C{u^{2 + }}\)có màu xanh, nếu cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\) tạo kết tủa màu xanh, kết tủa này tan trong dung dịch \(N{H_3}\), dư do tạo phức tan

            \(\eqalign{  & C{u^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Cu{(OH)_2} \downarrow  + 2NH_4^ +   \cr  & Cu{(OH)_2} + 4N{H_3} \to \left[ {Cu{{(N{H_3})}_4}} \right]{(OH)_2} \cr} \)

-Cation \(Z{n^{2 + }}\) : \(Z{n^{2 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng, kết tủa tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư do tạo phức tan.

            \(\eqalign{  & Z{n^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{(OH)_2} \downarrow  + 2NH_4^ +   \cr  & Zn{(OH)_4} + 4N{H_3} \to \left[ {Zn{{(N{H_3})}_4}} \right]{(OH)_2} \cr} \)

- Cation \(C{r^{3 + }}\):\(C{r^{3 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu xanh không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:

            \(C{r^{3 + }} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Cr{(OH)_3} \downarrow  + 3NH_4^ + \)

- Cation \(F{e^{2 + }}\): cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng xanh, để trong không khí sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ:

            \(\eqalign{  & F{e^{2 + }} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Fe{(OH)_2} \downarrow  + 2NH_4^ +   \cr  & 4Fe{(OH)_2} \downarrow  + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Fe{(OH)_3} \downarrow  \cr} \)

- Cation \(A{g^ + }\): cho tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa AgOH, kết tủa tự phân hủy thành \(A{g_2}O\) sau đó tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:

            \(\eqalign{  & A{g^ + } + N{H_3} + {H_2}O \to AgOH \downarrow  + NH_4^ +   \cr  & 2AgOH \to A{g_2}O + {H_2}O  \cr  & A{g_2}O + 4N{H_3} + {H_2}O \to 2\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH \cr} \)

Nhỏ tiếp dung dịch HCl vào sẽ có kết tủa AgCl màu trắng, không tan trong  axit dư:

- Cation \(M{g^{2 + }},P{b^{2 + }}\) tác dụng với dung dịch \(N{H_3}\), tạo kết tủa màu trắng \(Mg{(OH)_2},Pb{(OH)_2}\) không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư vì vậy cần lấy các kết tủa này hoà tan vào dung dịch HCl để được các dung dịch \(MgC{l_2},PbC{l_2}\) sau đó nhận biết các dung dịch này.

+ Nhận biết dung dịch \(PbC{l_2}\) bằng dung dịch chứa anion \({S^{2 - }}\) sẽ cho kết tủa màu đen:

            \(PbC{l_2} + N{a_2}S \to PbS \downarrow  + 2NaCl\)

+ Còn lại là dung dịch \(MgC{l_2}.\)

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SBT Hóa học 12 Nâng cao

Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Hóa học 12 Nâng cao. Tất cả lí thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Hóa học 12 Nâng cao

CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN- AMINO AXIT-PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM KIM LOẠI KIỀM THỔ- NHÔM

CHƯƠNG 7: CROM - SẮT - ĐỒNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ VÔ CƠ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

CHƯƠNG 9: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.