Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 12 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào

A.Trở thành đối trọng vỡi Mĩ

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Liên minh với Liên Bang Nga

D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 2. Cộng đồng châu Âu (EC) là sự hợp nhất của các tổ chức nào

A. Cộng đồng than - thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu

B. Cộng đồng than - thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu     

D. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Câu 3. Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là

A. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

B. hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại

C. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung

D. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự

Câu 4. Tổ chức nào ra đời ở Châu Âu năm 1951

A. Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu

B. Cộng đồng Châu Âu

C. Cộng đồng kinh tế Châu Âu

D. Cộng đồng than – thép Châu Âu

Câu 5. Tổ chức liên kết kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. Liên minh Châu Âu.

Câu 6. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của của các nước XHCN Đông Âu.

C. thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá với bên ngoài.

D. quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 7. Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

A. Từ năm 1991 đến nay

B. Từ năm 1945 đến năm 1950

C. Từ năm 1950 đến năm 1973

D. Từ năm 1973 đến năm 1991

Câu 8. Đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản ở Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh do

A. Ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật

B. Quá trình liên kết khu vực diễn ra sớm

C. Sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ Kế hoạch Mácsan

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô

Câu 9. Ý nghĩa bao quát, tích cực nhất của khối EU là gì ?

A. Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.

C. Phát hành và sử dụng đồng EURO.

D. Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên

Câu 10. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước

B. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan

C. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 D

 B

 D

 A

 B

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 50.

Cách giải:

Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại: các nước đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 50, 51.

Cách giải:

- Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”.

- Ngày 25-3-1957, 6 nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 51.

Cách giải:

EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 50.

Cách giải:

- Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 51.

Cách giải:

Đến cuối thập kỉ 90, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 47, suy luận.

Cách giải:

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

=> Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

Chọn đáp án: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 47, 54, suy luận.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1950 -1973, Nhật Bản và Tây Âu đều trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 47, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức chiến tranh.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 51, 52, suy luận.

Cách giải:

EU ra đời với mục đích là hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Cụ thế:

-  6 nước đều có chung một nền văn, có một nền kinh tế không cách biệt và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. 

- Từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

=> Xuất phát từ mục tiêu trên có thê nói ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là tạo ra một công đồng kinh tế và 1 thi trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: Sgk trang 47, suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Macsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

=> Nhân tố khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan.

Chọn đáp án: B

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 12

Giải bài tập lịch sử lớp 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử SGK 12 giúp để học tốt môn lịch sử 12, luyện thi THPT Quốc gia

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.