Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền đã đủ điêu kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước chưa? Hãy trình bày công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Ngô Quyền đối với nước ta buổi đầu độc lập.

Câu 2. Giải thích vì sao, Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền chưa đủ điều kiện giữ vững sự ổn định lâu dài cho đất nước.

Bởi vì:

Tổ chức nhà nước còn rất đơn giản, thiếu chặt chẽ. Quyền lực tập trung trong tay vua, vua quyết định mọi công việc từ chính trị, quân sự đến ngoại giao.

- Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

- Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tô quổc chỉ xưng là vương: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bẳc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.

- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục → so với thời Ngô Quyền. Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc → Hoàng đế nước Việt ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc. (Mùa xuân 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống).

Xemloigiai.com