Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 12 - Đề số 01 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 12 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, có \(a = 0,6mm;D = 1,2m;\lambda  = 0,75\mu m\). Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm \(5,25mm\) có vân

A. sáng bậc 3        B. Tối thứ 3

C. Tối thứ 4           D.  Sáng bậc 4.

Câu 2. Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe Yâng là \(a = 1mm\), khoảng cách từ 2 khe đến màn \(D = 2m\). Chùm sáng chiếu vào khe S có 2 bước sóng trong đó \({\lambda _1} = 0,4\mu m\). Trên màn xét khoảng  \(MN = 4,8mm\) đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại M,N. Bước sóng \({\lambda _2}\) là

A. \(0,6\mu m\)                       B. \(0,64\mu m\)

C. \(0,48\mu m\)                     D. \(0,72\mu m\)

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn \(0,4\mu m\)

B. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ:

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng  (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.

D. Mỗi nguyên tố hoá học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng nếu chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,49µm và λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng bề rộng đếm được 57 vân sáng, trong đó 5 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và 2 trong 5 vân này nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc của \({\lambda _1}\) nhiều hơn số vân sáng của \({\lambda _2}\) là 4 vân. Bước sóng \({\lambda _2}\) bằng

A. \(0,551\mu m.\)                  B. \(0,542\mu m\).

C. \(0,560\mu m.\).                 D. \(0,550\mu m.\)

Câu 6. Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:

A. nguồn một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

B. nguồn một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.                       

D. nguồn một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là không đúng?

A. tác dụng lên kính ảnh.

B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.

C. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.

D. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Câu 8. Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

C. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng đơn sắc.

Câu 9. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm \(L = 2mH\) và tụ điện có điện dung \(C = 2pF\),

(lấy \({\pi ^2} = 10\)). Tần số dao động của mạch là:          

A. \(f = 1MHz\)           B. \(f = 1Hz\)

C. \(f = 2,5Hz\)           D. \(f = 2,5MHz\)

Câu 10. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào.

A. mang năng lượng.

B. truyền được trong chân không

C. phản xạ.

D. giao thoa

Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda \) người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân \(1mm\). Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là \(D + \Delta D\)  hoặc \(D - \Delta D\) thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là \(2i\) và \(i\).  Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là \(D + 3\Delta D\) thì khoảng vân trên màn là:

A. 3 mm.                                B. 4 mm.

C. 2,5 mm                              D. 2 mm.

Câu 12: Một mạch dao động điện từ lý tưởng đang dao động tự do. Tại thời điểm \(t = 0\), điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \({10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\) thì điện tích trên bản tụ này bằng nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là

A. \({12.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} \)             B. \({6.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)

C. \({4.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)             D. \({3.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)

Câu 13. Sóng điện từ nào bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.

A. Sóng trung

B. Sóng ngắn

C. Sóng dài

D. Sóng cực ngắn.

Câu 14. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin ?

A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn

B. Xem truyền hình cáp

C. xem băng video

D. Điều khiển tivi từ xa        

Câu 15. Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây ?

A. Mạch khuếch đại

B. Mạch tách sóng                

C. Mạch biến điệu

D. Mạch thu sóng điện từ

Câu 16. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Sóng điện từ có bản chất là từ trường lan truyền trong không gian.

B. Môi trường có tính đàn hồi càng cao thì tốc độ lan truyền của sóng điện từ càng lớn.

C. Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.

D. Sóng điện từ có bản chất là điện trường lan truyền trong không gian.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

Câu 18. Gọi \({n_d},{n_t}\) và \({n_v}\)  lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. \({n_v} > {n_d} > {n_t}\)

B. \({n_t} > {n_d} > {n_v}\)   

C. \({n_d} < {n_v} < {n_t}\)

D. \({n_d} < {n_t} < {n_v}\)

Câu 19. Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia Rơnghen là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng \({10^{ - 11}}m\) đến \({10^{ - 8}}m\)

B. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên mạnh.

C. Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.

D. Tia Rơnghen có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông.

Câu 20. Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch xác định bởi:

A. \(\omega  = LC\)                B. \(\omega  = \frac{1}{{LC}}\)

C. \(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)              D. \(\omega  = \sqrt {LC} \)

Câu 21: Trong thí nghiệm Y – âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 0,4\mu m\) và \({\lambda _2} = 0,6\mu m\). Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ \({\lambda _1}\); N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ \({\lambda _2}\). Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

A. 43                                      B. 40

C. 42                                      D. 48

Câu 22. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là \(0,5\mu m\), khoảng cách giữa hai khe là \(1,2mm\), khoảng cách từ hai khe tới màn \(3m\). Hai điểm MN trên màn nằm cùng phía với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là \(0,4cm\) và \(1,8cm\). Số vân sáng giữa MN là:                     

A. 11.                  B. 15.

C. 10.                  D. 9.

Câu 23. Cho các sóng sau đây:

1. Tia hồng ngoại.                              

2. Tia tử ngoại.                                   

3. Tia rơn ghen.    

4. Sóng cực ngắn dùng cho truyền hình.

Hãy sắp xếp theo thứ tự tần số tăng dần

A. \(2\; \to 4\; \to 1\; \to 3\)

B. \(4 \to \;1\; \to 2 \to 3\)

C. \(2\; \to 1\; \to 4 \to \;3\)

D. \(1\; \to 2 \to \;3\; \to 4\)

Câu 24: Trong một thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 2cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là

A. 570nm                               B. 760nm

C. 417nm                               D. 1099nm

Câu 25. Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là:

A. Tác dụng lên kính ảnh.

B. Khả năng ion hóa chất khí.

C. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy…

D. Tác dụng làm phát quang nhiều chất.

Câu 26. Chọn câu đúng khi nói về quang phổ liên tục:

A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

B. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

Câu 27. Chọn câu đúng. 

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X do các vật bị nung nóng  ở nhiệt độ cao phát ra.

C. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.

D. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.

Câu 28. Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó sẽ xuất hiện:           

A. điện trường xoáy.

B. từ trường xoáy.

C. điện trường và từ trường biến thiên.

D. một dòng điện.

Câu 29. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là \(i\). Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là

A. 12i.                                    B. 7i.

C. 6i.                                      D. i.

Câu 30. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng \(i = 0,05cos\left( {2000t} \right)\left( A \right)\). Tần số góc dao động của mạch là:

A. \(\omega  = 20000{\rm{ }}rad/s\)  

B. \(\omega  = 100{\rm{ }}rad/s\)

C. \(\omega  = 1000\pi {\rm{ }}rad/s\)  

D. \(\omega  = 2000rad/s\)

Lời giải chi tiết

1.C

2.A

3.B

4.B

5.C

6.C

7.D

8.A

9.D

10.B

11.D

12.B

13.B

14.D

15.C

16.C

17.A

18.C

19.C

20.C

21.C

22.A

23.B

24.D

25.C

26.A

27.A

28.A

29.B

30.D

Câu 1:

Phương pháp:

Khoảng vân:  \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_s} = ki;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\\{{x_t} = \left( {k - \frac{1}{2}} \right).i;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\end{array}} \right.\)

Xét tại M nếu:

+\(\frac{{{x_M}}}{i} = k\) thì tại M là vân sáng bậc k

+ \(\frac{{{x_M}}}{i} = k - \frac{1}{2}\) thì tại M là vân tối thứ k

Cách giải:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,75.1,2}}{{0,6}} = 1,5mm\)

Xét tại M:  \(\frac{{{x_M}}}{i} = \frac{{5,25}}{{1,5}} = 3,5 = 4 - \frac{1}{2} \Rightarrow k = 4\)

Vậy tại M là vân tối thứ 4

Chọn C.

Câu 2:

Phương pháp:

Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là \(\frac{\lambda }{2}\)

Khoảng cách giữa N vân sáng liên tiếp là \(\left( {N - 1} \right)\frac{\lambda }{2}\)

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải:

Gọi \({N_1};{N_2}\) lần lượt là số vân sáng của bức xạ \({\lambda _1};{\lambda _2}\) trên đoạn MN.

Trên đoạn MN đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng

\( \Rightarrow \) Tổng số vân sáng của hai bức xạ trên đoạn MN là: \({N_1} + {N_2} = 9 + 3 = 12\)

Khoảng vân của bức xạ 1: \({i_1} = \frac{{{\lambda _1}D}}{a} = \frac{{0,4.2}}{1} = 0,8mm\)

Do hai trong 3 vân sáng trùng nhau của hai bức xạ nằm tại M, N nên:

\(MN = \left( {{N_1} - 1} \right){i_1} \\\Rightarrow {N_1} = \frac{{MN}}{{{i_1}}} + 1 = \frac{{4,8}}{{0,8}} + 1 = 7\) \( \Rightarrow {N_2} = 12 - 7 = 5\)

\(MN = \left( {{N_2} - 1} \right){i_2} = \left( {{N_2} - 1} \right)\frac{{{\lambda _2}D}}{a} \\\Rightarrow {\lambda _2} = \frac{{MN.a}}{{\left( {{N_2} - 1} \right).D}}\)

Thay số ta được \({\lambda _2} = \frac{{4,8.1}}{{\left( {5 - 1} \right).2}} = 0,6\mu m\)

Chọn A.

Câu 3:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia hồng ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ \(0,76\mu m\) đến vài mm.

+ Nguồn phát: Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K)

+ Tính chất:

- Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất. Vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên.

- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thế tác dụng lên phim ảnh.

- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

- Gây ra hiện tượng quang điện trong với một số chất bán dẫn.

+ Công dụng:

- Sấy khô, sưởi ấm, đun nấu.

- Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh của nhiều thiên thể, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.

- Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa ( điều khiển ti vi, điều hòa,...)

- Quân sự: ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại chụp ảnh và quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra.

Cách giải:

Phát biểu đúng về tia hồng ngoại là: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Chọn B.

Câu 4:

Phương pháp:

Quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Số vân sáng trên màn: \({N_s} = {N_1} + {N_2} - {N_ \equiv }\)

Bề rộng vùng giao thoa: \(L = \left( {{N_1} - 1} \right)\frac{{{\lambda _1}D}}{a} = \left( {{N_2} - 1} \right)\frac{{{\lambda _2}D}}{a}\)

Cách giải:

Nhận xét: hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ được tính là 1 vân sáng

Số vân sáng quan sát được trên màn: \({N_s} = {N_1} + {N_2} - {N_ \equiv }\)

\( \Rightarrow {N_1} + {N_2} = {N_s} + {N_ \equiv } \\= 57 + 5 = 62\)

Mặt khác: \({N_1} = {N_2} + 4\)\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{N_1} = 33}\\{{N_2} = 29}\end{array}} \right.\)

Ta có: \(\left( {{N_1} - 1} \right)\frac{{{\lambda _1}D}}{a} = \left( {{N_2} - 1} \right)\frac{{{\lambda _2}D}}{a} = L\)

\( \Rightarrow \left( {{N_1} - 1} \right){\lambda _1} = \left( {{N_2} - 1} \right){\lambda _2} \\\Rightarrow {\lambda _2} = \frac{{\left( {{N_1} - 1} \right){\lambda _1}}}{{\left( {{N_2} - 1} \right)}} = \frac{{32.0,49}}{{28}} = 0,56{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {\mu m} \right)\)

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp:

Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C mắc với một cuộn cảm có độ tự cảm L thành mạch kín. 

Nếu điện trở của mạch rất nhỏ (r=0) thì mạch là mạch dao động lí tưởng.

Cách giải:

Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ \(0,38\mu m\) đến cỡ \({10^{ - 9}}m\)

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ \({2000^0}C\) trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Công dụng của tia tử ngoại trong y học là: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

\( \Rightarrow \) Phát biểu không đúng là: có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Chọn D.

Câu 8:

Phương pháp:

+ Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

+ Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Cách giải:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.

Chọn A.

Câu 9:

Phương pháp:

Tần số dao động của mạch LC: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Cách giải:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}L = 2mH = {2.10^{ - 3}}H\\C = 2pF = {2.10^{ - 12}}F\end{array} \right.\)

Tần số dao động của mạch là: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\sqrt {10} .\sqrt {{{2.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 12}}} }}\\ = 2500000Hz = 2,5MHz\)

Chọn D.

Câu 10:

Phương pháp:

Sóng cơ học truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.

Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Cách giải:

Chỉ có sóng điện từ truyền được trong chân không nên sóng điện từ và sóng cơ học không cùng tính chất truyền được trong chân không.

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải:

Khi khoảng cách giữa màn quan và hai khe là \(D + \Delta D\)và  \(D - \Delta D\):

\(\frac{{{i_2}}}{{{i_3}}} = \frac{{2i}}{i} = \frac{{\frac{{\lambda \left( {D + \Delta D} \right)}}{a}}}{{\frac{{\lambda \left( {D - \Delta D} \right)}}{a}}} \Leftrightarrow \frac{{D + \Delta D}}{{D - \Delta D}} = 2\\ \Rightarrow D = 3.\Delta D\,\,\left( 1 \right)\)

Khi khoảng cách giữa màn quan và hai khe là \(D\)và  \(D + 3.\Delta D\):

\(\frac{{{i_1}}}{{{i_4}}} = \frac{{\frac{{\lambda D}}{a}}}{{\frac{{\lambda \left( {D + 3.\Delta D} \right)}}{a}}} \Leftrightarrow \frac{D}{{D + 3.\Delta D}} = \frac{1}{{{i_4}}}\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{1}{{{i_4}}} = \frac{{3.\Delta D}}{{6.\Delta D}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {i_4} = 2mm\)

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức: \(\Delta \varphi  = \frac{{2\pi }}{T}.\Delta t\)

Cách giải:

Ta có vòng tròn lượng giác:

 

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy ở thời điểm đầu tiên điện tích trên bản tụ bằng nửa giá trị cực đại, vecto quay được góc: \(\Delta \varphi  = \frac{\pi }{3}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {rad} \right)\)\( \Rightarrow \frac{\pi }{3} = \frac{{2\pi }}{T}{.10^{ - 6}} \Rightarrow T = {6.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\)

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp:

1. Sóng dài:

+ Có năng lượng thấp.

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít.

2. Sóng trung:

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được.

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được.

3. Sóng ngắn:

+ Có năng lượng lớn.

+ Bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất.

4. Sóng cực ngắn:

+ Có năng lượng rất lớn.

+ Không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ.

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.

Cách giải:

Sóng ngắn bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

Cách giải:

Trong điều khiển tivi từ xa, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin.

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp:

+ Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Micrô: thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

  2. Mạch phát sóng điện từ cao tần:tạo ra dao động cao tần ( sóng mang)

  3. Mạch biến điệu:trộn sóng âm tần với sóng mang

  4. Mạch khuếch đại: tăng công suất ( cường độ) của cao tần

  5. Anten: phát sóng ra không gian.

+ Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Anten thu:thu sóng để lấy tín hiệu

  2. Mạch khuếch đại điện từ cao tần.

  3. Mạch tách sóng: tách lấy sóng âm tần

  4. Mach khuếch đại dao động điện từ âm tần:  tăng công suất (cường độ) của âm tần

  5. Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.

Cách giải:

Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có mạch biến điệu.

Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp:

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Cách giải:

Phát biểu đúng về sóng điện từ là: Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

Cách giải:

Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại

\( \Rightarrow \) Phát biểu không đúng là: Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Thứ tự chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc:

\({n_{do}} < {n_{vang}} < {n_{cam}} < {n_{luc}} < {n_{lam}} < {n_{cham}} < {n_{tim}}\)

Cách giải:

Sắp xếp đúng là: \({n_d} < {n_v} < {n_t}\)

Chọn C.

Câu 19:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn \(\left( {{{10}^{ - 8}}\; - {\rm{ }}{{10}^{ - 11}}m} \right)\)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Tần số góc, tần số, chu kì của mạch LC: \(\left\{ \begin{array}{l}\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\T = 2\pi \sqrt {LC} \\f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\end{array} \right.\)

Cách giải:

Tần số góc riêng của mạch LC xác định bởi công thức: \(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

Chọn C.

Câu 21:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: \({x_s} = ki = k.\frac{{\lambda D}}{a};k \in Z\)

Hai vân sáng trùng nhau: \({x_{s1}} = {x_{s2}} \Leftrightarrow {k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2}\)

Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN: \({N_s} = {N_1} + {N_2} - {N_{12}}\)

Cách giải:

M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ \({\lambda _1}\) ; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ \({\lambda _2}\)

- Xét trên đoạn OM (Không xét vân trung tâm):

+ Số vân sáng của bức xạ \({\lambda _1}\) là: \({N_1} = 11\)

+ Số vân sáng của bức xạ \({\lambda _2}\) bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

\({x_{s2}} \le {x_M} \Leftrightarrow \frac{{{k_2}{\lambda _2}D}}{a} \le \frac{{11{\lambda _1}D}}{a} \\\Leftrightarrow {k_2} \le \frac{{11{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = 7,3 \\\Rightarrow {k_2} = 1;2;3;4;5;6;7 \Rightarrow {N_2} = 7\)

+ Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

\({k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2} \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{3}{2} = \frac{6}{4} = \frac{9}{6}\\ \Rightarrow {N_T} = 3\)

Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là: \(N = {N_1} + {N_2} - {N_T} = 11 + 7 - 3 = 15\)

- Xét trên đoạn ON (Không xét vân trung tâm):

+ Số vân sáng của bức xạ \({\lambda _2}\)  là: \({N_2} = 13\)

+ Số vân sáng của bức xạ \({\lambda _1}\) bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

\({x_{s1}} \le {x_N} \Leftrightarrow \frac{{{k_1}{\lambda _1}D}}{a} \le \frac{{13{\lambda _2}D}}{a} \\\Leftrightarrow {k_1} \le \frac{{13{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = 19,5 \\\Rightarrow {k_2} = 1;2;3;...;19 \Rightarrow {N_1} = 19\)

+ Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

\({k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2} \\\Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{3}{2} = \frac{6}{4} = \frac{9}{6} = \frac{{12}}{8} \\= \frac{{15}}{{10}} = \frac{{18}}{{12}} \Rightarrow {N_T} = 6\)

Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là:\(N' = {N_1} + {N_2} - {N_T} = 19 + 13 - 6 = 26\)

- Tại O có 1 vân sáng là vân sáng trung tâm: \({N_O} = 1\)

Vậy số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là: \({N_{MN}} = N + N' + {N_O} = 15 + 26 + 1 = 42\)

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: \({x_s} = ki = k.\frac{{\lambda D}}{a};k \in Z\)

Cách giải:

Vị trí vân sáng trên màn:  \({x_s} = ki = k.\frac{{\lambda D}}{a} = k.\frac{{0,5.3}}{{1,2}} \\= 1,25.k\,\left( {mm} \right)\)

Số vân sáng giữa M và N bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

\(4 < 1,25k < 18 \Leftrightarrow 3,2 < k < 14,4 \\\Rightarrow k = 4;5;...;14\)

Có 11 giá trị của k nguyên thỏa mãn, vậy có 11 vân sáng trong khoảng MN.

Chọn A.

Câu 23:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ.

Tần số: \(f = \frac{c}{\lambda }\)

Sóng điện từ có bước sóng càng lớn thì tần số càng nhỏ.

Cách giải:

 

Ta có: \({\lambda _X} < {\lambda _{tn}} < {\lambda _{hn}} < {\lambda _{vt}} \\\Rightarrow {f_{vt}} < {f_{hn}} < {f_{tn}} < {f_X} \\\Leftrightarrow {f_4} < {f_1} < {f_2} < {f_3}\)

Chọn B.

Câu 24:

Phương pháp:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Vị trí vân sáng: \(x = ki = k\frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải:

Tại M cho vân sáng, ta có: \({x_M} = k\frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow 0,02 = k.\frac{{\lambda .2}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} \\\Rightarrow k\lambda  = {5.10^{ - 6}} \Rightarrow \lambda  = \frac{{{{5.10}^{ - 6}}}}{k}\)

Mà \(380{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} nm \le \lambda  \le 760{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} nm \\\Rightarrow 13,15 \ge k \ge 6,58\)

Bước sóng dài nhất tại M tương ứng với: \({k_{\min }} = 7 \Rightarrow {\lambda _{\max }} = 7,{14.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) \\= 714{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {nm} \right)\)

Bước sóng ngắn nhất tại M tương ứng với: \({k_{\max }} = 13 \Rightarrow {\lambda _{\min }} = 3,{85.10^{ - 7}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) \\= 385{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {nm} \right)\)

Tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là:

\({\lambda _{\max }} + {\lambda _{\min }} = 714 + 385 = 1099{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {nm} \right)\)

Chọn D.

Câu 25:

Phương pháp:

Tính chất của tia X:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

Cách giải:

Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy….

Chọn C.

Câu 26:

Phương pháp:

Quang phổ liên tục

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

Cách giải:

Phát biểu đúng về quang phổ liên tục là: Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Chọn A.

Câu 27:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn \(\left( {{{10}^{ - 8}}\; - {\rm{ }}{{10}^{ - 11}}m} \right)\)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Bảng thang sóng điện từ:

\( \Rightarrow \) Phát biểu đúng là: Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 28:

Phương pháp:

Lí thuyết về điện từ trường:

+ Tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

+ Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.

Đường sức của từ trường luôn khép kín.

+ Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Cách giải:

Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó sẽ xuất hiện điện trường xoáy.

Chọn A.

Câu 29:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: \({x_s} = ki = k.\frac{{\lambda D}}{a};k \in Z\)

Cách giải:

Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là:

\(\Delta x = 4i + 3i = 7i\)

Chọn B.

Câu 30:

Phương pháp:

Biểu thức cường độ dòng điện: \(i = {I_0}.cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\)

Với \(\omega \) là tần số góc dao động của mạch.

Cách giải:

Ta có \(i = 0,05cos\left( {2000t} \right)\left( A \right)\\ \Rightarrow \omega  = 2000rad/s\)

Chọn D.

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Vật lí lớp 12

Giải bài tập vật lý lớp 12 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 12 giúp để học tốt vật lý 12, luyện thi THPT Quốc gia

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

Xem Thêm

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.