Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: Ngày 01/10/1949, khu vực Đông Bắc Á diễn ra sự kiện quan trọng nào?

A. Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền.

B. Hai nước trên bán đảo Triều Tiên kí hiệp định đình chiến.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Hồng Công, Ma Cao trở về chủ quyền của Trung Quốc.

Câu 2: Trong những năm 1919-1925, tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều là giai cấp nào?

A. Tiểu tư sản.            B. Công nhân.

C. Tư sản.                   D. Nông dân.

Câu 3: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian.

1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

3. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.

A. 2-3-1.                      B. 1-2-3.

C. 2-1-3.                      D. 3-2-1.

Câu 4: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Đề cao chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

D. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng thời kì này.

Câu 5: Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời (3-1929) tại Bắc kì đã chứng tỏ điều gì?

A. Các tổ chức cộng sản lớn mạnh.

B. Thống nhất ba tổ chức cộng sản.

C. Khuynh hướng cách mạng tư sản chiếm ưu thế.

D. Sự nhạy bén về chính trị của các hội viên.

Câu 6: Điểm giống nhau giữa Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 và tháng 5-1941 là:

A. Thay khẩu hiệu lập “Chính quyền Xô viết công nông binh” bằng khẩu hiệu lập “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm.

D. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Câu 7: Địa danh nào được chọn làm thủ đô Khu giải phóng Việt Bắc?

A. Đồng Văn (Hà Giang).

B. Pác Bó (Cao Bằng).

C. Tân Trào (Tuyên Quang).

D. Định Hóa (Thái Nguyên).

Câu 8: Sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian:

(1). Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản.

(2). Các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội và nhiều nơi khác.

(3). Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

A. 1,3,2.                      B. 3,2,1.

C. 2,1,3.                      D. 3,1,2.

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chấm dứt là

A. bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.

C. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.

D. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 10: Đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác là sự kiện nào?

A. Thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) bãi công.

B. Công hội thành lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Câu 11: Năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?

A. Cứu quốc quân với du kích Võ Nhai – Thái Nguyên.

B. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.

C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.

D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

Câu 12: Tổ chức chính trị nào không phải của tầng lớp tiểu tư sản trí thức?

A. Việt Nam nghĩa đoàn.

B. Hội Phục Việt.

C. Đảng Thanh niên.

D. Đảng Lập hiến.

Câu 13: Bài học kinh nghiệm lớn nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. xây dựng khối liên minh công - nông.

B. tập hợp được lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất

C. đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.

D. chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 14: Ý không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng.

B. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

C. Giàu lên nhờ thu được chiến lợi phẩm từ các nước phát xít bại trận.

D. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế.

Câu 15: Năm 2002, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được sử dụng có ý nghĩa gì?

A. Thống nhất tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế.

B. Tạo thuận lợi trao đổi, buôn bán.

C. Thống nhất sự kiểm soát tài chính.

D. Thống nhất đo lường dễ dàng trao đổi.

Câu 16: Tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. cách mạng tư sản.

B. cách mạng dân chủ tư sản.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 17: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

B. Chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật, đòi độc lập dân tộc.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi độc lập dân tộc.

D. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Câu 18: Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook…nhắc đến biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.

Câu 19: Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?

A. Thống nhất về tư tưởng chính trị.

B. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng.

C. Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc.

D. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.

Câu 20: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến nay là gì?

A. Giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp.

B. Giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

C. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

D. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 21: Vì sao thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam?

A. Đã lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật – Pháp và tay sai.

B. Đã lật đổ sự tồn tại hàng ngàn năm của chế độ phong kiến.

C. Đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Đã gắn Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 22: Hội nghị nào đã quyết định cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức?

A. Hội nghị tháng 10/1930.

B. Hội nghị tháng 5/1941.

C. Hội nghị tháng 7/1936.

D. Hội nghị tháng 11/1939.

Câu 23: Sự kiện nào chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

A. Sự ra đời của “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

B. Sự ra đời của “Hội đồng tương trợ kinh tế” thúc đẩy sự phát triển kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Sự ra đời của “Tổ chức Hiệp ước Vácsava” giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới.

D. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

Câu 24: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3- 1945) đã đề ra chủ trương nào?

A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.

B. Lời kêu đứng dậy khởi nghĩa.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.

Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.

B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.

Câu 26: Lá cờ nào đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Lá cờ đỏ búa liềm.

B. Lá cờ hai màu xanh, đỏ.

C. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.

D. Lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ. 

Câu 27: Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là

A. công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo.

B. công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu.

C. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

D. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

Câu 28: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước đồng minh, ngoại trừ:

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh.

D. Hợp tác để phát triển kinh tế.

Câu 29: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tăng nhanh về số lượng và chất lượng là giai cấp 

A. công nhân.                          B. tư sản.

C. nông dân.                           D. tiểu tư sản.

Câu 30: Giai cấp nông dân Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Phân hóa thành hai bộ phận.

B. Chịu hai tầng áp bức bóc lột.

C. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.

D. Có quyền lợi gắn với Pháp.

Câu 31: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao Động Việt Nam.

C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng.

Câu 32: Sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian:

(1). Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

(2). Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải.

(3). Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động tại khu Đấu Xảo – Hà Nội.

A. 1,2,3.                                  B. 3,2,1.

C. 2,1,3.                                  D. 3,1,2. 

Câu 33: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào đã hình thành được khối liên minh công - nông vững chắc.

B. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

C. Phong trào đã thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh.

D. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

Câu 34: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi ?

A. Chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân mới.

D. Chính thức xóa bỏ chế độ chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Câu 35: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh dựa trên

A. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Nghị quyết Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản.

C. phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao.

D. hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục.

Câu 36: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

A. châu Mĩ.                             B. châu Âu.

C. châu Phi.                            D. châu Á.

Câu 37: Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam là gì?

A. Theo khuynh hướng cách mạng tư sản.

B. Theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

C. Khuynh hướng tư sản đang chiếm ưu thế.

D. Theo hai khuynh hướng vô sản và tư sản.

Câu 38: Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực vì lí do nào?

A. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ.

B. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.

D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.

Câu 39: Để đẩy nhanh sự phát triển khoa học - kĩ thuật, điểm khác biệt của Nhật Bản so với các nước khác là gì?

A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

B. Mua bằng phát minh của nước ngoài.

C. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân.

D. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.

Câu 40: Luận cương chính trị của Đảng đã xác định động lực của cách mạng là giai cấp

A. công nhân và nông dân.

B. công nhân và tư sản dân tộc.

C. địa chủ và nông dân.

D. công nhân và tiểu tư sản.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

C

11

C

21

C

31

A

2

C

12

D

22

A

32

C

3

D

13

C

23

D

33

B

4

D

14

C

24

D

34

B

5

D

15

A

25

B

35

B

6

B

16

D

26

A

36

D

7

C

17

A

27

C

37

B

8

A

18

C

28

D

38

C

9

A

19

B

29

A

39

B

10

A

20

D

30

C

40

A

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 21.

Cách giải:

Ngày 1-10-1949, sau khi cuộc nội chiến kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 80.

Cách giải:

Từ năm 1919 đến năm 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ được mua hàng của người Việt Nam.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

3. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin (7-1920)

2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921)

1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924)

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 109, suy luận.

Cách giải:

Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945 diễn ra quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Mở đầu quá trình này là Hội nghị tháng 11/1939, chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và hoàn chỉnh là Hội nghị Trung ương 8 (5-1941), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Đáp án A: thời điểm này các tổ chức cộng sản chưa hình thành, đến năm 1939 mới thành lập.

- Đáp án B: ba tổ chức cộng sản thống nhất gắn liền với sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

- Đáp án C: khuynh hướng cách mạng tư sản thời điểm này thất bại cùng sự chấm dứt hoạt động của Việt Nam Quốc Dân đảng, đánh dấu bằng khởi nghĩa cuối cùng – khởi nghĩa Yên Bái.

- Đáp án D: trước sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước trong năm 1929 đã đặt ra yêu cầu cần thành lập một đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo cách mạng. Các Hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với sự nhạy bén về chính trị của mình đã chủ trương thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên. Chi bộ cộng sản mở cuộc vận động để thành lập một đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Chọn: D

Chú ý:

Sự thành lập của chi bộ cộng sản này là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với quan điểm tư sản để thành lập đảng của giai cấp công nhân, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng, là cơ sở cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Câu 6.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng (11-1939) và Hội nghị lần thứ 8 BCH TW ĐCSĐD đều chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945.

Chọn: B

Chú ý:

- Đáp án A: là nội dung của Hội nghị tháng 11-1939.

- Đáp án C, D: là nội dung của Hội nghị tháng 5-1941.

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Ngày 4-6-1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập do chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

(1). Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản (đầu những năm 30 của TK XX)

3). Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936)

(2). Các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội và nhiều nơi khác (1-5-1938)

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 101, suy luận.

Cách giải:

Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 đang diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phái hữu thắng thế và lên cầm quyền ở Pháp, chúng đã ra lệnh đàn áp và giải tán Đông Dương đại hội. Chính vì thế, phong trào 1936 – 1939 cũng từ đây mà chấm dứt.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

- Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm

- Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

=> Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế.

Chọn: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 80, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: là những tổ chức chính trị được thành lập bởi tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

- Đáp án D: là đảng do một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập nên.

Chọn: D

Câu 13.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

               Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công là do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đứng trên lập trường giai cấp công nhân, vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam, nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc và dũng khí đấu tranh anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Nói cách khác, là do Đảng ta đã biết kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn tính giai cấp với tính dân tộc của cuộc cách mạng.
              Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác nhận, để đi đến thành công của Cách mạng Tháng Tám, Đảng phải trải qua ba cuộc vận động cách mạng khó khăn, gian khổ. Đó là:

- (1) Cuộc vận động những năm 1930 - 1935 mà đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), tiếp theo là giai đoạn khủng bố trắng và thoái trào cách mạng (1932 - 1935).

- (2) Cuộc vận động những năm (1936 - 1939), với cao trào Mặt trận Dân chủ năm 1938, Đảng lại phải vượt qua tổn thất do cuộc khủng bố của địch gây ra để đi tiếp chặng đường mới.

- (3) Cuộc vận động những năm 1939 - 1945, Đảng đã sáng suốt phát triển cả lực lượng chính trị lẫn lực lượng vũ trang, dấy lên cao trào tiền khởi nghĩa, chủ động nắm bắt thời cơ mới để tiến hành Tổng khởi nghĩa.

=> Như trên đã chứng minh, mặc dù có thuận lợi khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan mới là nguyên nhân quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó là do có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng. Nói cách khác, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng. Đường lối đúng đắn của đảng, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là bài học kinh nghiệm lớn nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 46, 47, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, D: là tình hình của các nước Tây Âu sau năm 1945.

- Đáp án C: là tình hình của các nước đồng mình thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là ba nước trụ cột của khối đồng minh chống phát xít (Liên Xô, Mĩ, Anh).

Chọn: C

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 52, suy luận.

Cách giải:

Đồng tiền chung châu Âu được sử dụng thống nhất trong EU làm cho quá trình trao đổi, buôn bán giữa các các nước được dễ dàng hơn. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bỏ qua rào cản về tiền tệ.

Chọn: A

Câu 16.

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Cách mạng tháng Tám mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân do:

+Mục tiêu: độc lập dân tộc, nghĩa là ưu tiên cho việc giành chính quyền về tay nhân dân, đánh đuổi ngoại bang 
+ Động lực cách mạng: tất cả ai có lòng yêu nước thì tham gia cm, không phân biệt công nhân, nông dân, trí thức, tư sản... 

+ Chính quyền sau cách mạng: là chính quyền dân chủ nhân dân, có đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Chọn: D

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 91, 91, suy luận.

Cách giải:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào có tính triệt để, đánh trúng hai kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến, giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ (đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày). Hai khẩu hiệu trên thế hiện mục tiêu chính trị. Điều đó thể hiện nổi bật nhất qua mục tiêu đấu tranh của phong trào: “Đả đảo chủ nghĩa để quốc! Đả đảo phong kiến!".

Chọn: A

Câu 18.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Sự xuất hiện của các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook, …nhắc đến biểu hiện sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia của xu thế toàn cầu hóa.

Ví dụ như tập đoàn apple là một tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Califoria. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), 74 triệu thiết bị iPhone được bán ra chỉ trong một quý 4 năm 2014 và có hơn 98.000 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc Itunes, điện thoại iphone (2007), máy tính bảng ipad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015) hoạt động trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Chọn: C

Câu 19.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Ba tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng cách mạng nhưng lại bị chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng. Đó chính là mâu thuẫn trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và nội bộ Đảng Tân Việt.

=> Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam là cần chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, cần xây dựng sự thống nhất, đoàn kết Đảng cầm quyền thì mới có thể đưa ra được những chính sách thống nhất.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cho đến nay là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Độc lâp dân tộc: được thực hiện xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử: kháng chiến chống Pháp lần 1 (1930 – 1945); kháng chiến chống Pháp lần hai (1946 – 1954); kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975).

- Chủ nghĩa xã hội: được thực hiện sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhiệm vụ chung của cả hai miền vẫn là đánh đổ đế quốc Mĩ để giành độc lập. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chọn: D

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 119, suy luận.

Cách giải:

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

=> Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam vì đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do.

Chọn: C

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 94.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã cử ra Ban Chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.

Chọn: A

Câu 23.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Sau năm 1945, Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. 

=> Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.      

Chọn: D     

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 113.

Cách giải:

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3- 1945) đã quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.

Chọn: D

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, C, D: là nguyên nhân thành lập tổ chức ASEAN.

- Đáp án B: các nước sáng lập ASEAN thành lập tổ chức không nhằm thực hiện mục tiêu này. Dựa vào kiến thức về các quốc gia tiêu biểu, đây là chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Liên Xô và Mĩ.

Chọn: B

Câu 26.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Lá cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 – 1931. Búa là tượng trưng cho giai cấp công nhân, liềm là tượng trưng cho giai cấp nông dân lãnh đạo họ để đưa hai thành phần chính này của đất nước đi đến một tương lai sáng ngời.

Chọn: A

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 29.

Cách giải:

Thời kì đầu sang khi giành độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (Chiến lược kinh tế hướng nội).

Chọn: C

Chú ý:

Từ những năm 60-70 trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại)

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 4, loại trừ.

Cách giải:

Những vấn đề đặt ra cho các nước đồng minh khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc đầu năm 1945, bao gồm:

- Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Việc phân chia thành quả chiến thắng

=> Loại trừ đáp án D

Chọn: D

Câu 29.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Giai cấp công nhân Việt Nam, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tăng nhanh về số lượng và chất lượng:

- Số lượng: đến năm 1929, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam có trên 22 vạn người.

- Chất lượng: sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Chọn: A

Câu 30.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

Giai cấp nông dân Việt Nam có đặc điểm chịu ba tầng áp bức bóc lột, đó là: Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến.

Chọn: C

Câu 31.

Phương pháp: sgk trang 94.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Chọn: A

Câu 32.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

(2). Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (7/1936)

(1). Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938)

(3). Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động tại khu Đấu Xảo – Hà Nội (1/5/1938)

Chọn: C

Câu 33.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Xét tính triệt để của một phong trào cách mạng cần đặt trong sự so sánh với mục tiêu đề ra. Phong trào 1930 – 1931 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện mục tiêu/nhiệm vụ chiến lược được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là: chống đế quốc và chống phong kiến. Thực tế phong trào 1930 – 1931 đã nhắm trúng hai kẻ thù của dân tộc, không còn ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp như phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Biểu hiên rõ nhất là thông qua các khẩu hiệu của phong trào này là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Phong trào đấu tranh của nhân dân giai đoạn 1930 – 1931 thực hiện đúng khẩu hiệu này, đưa phong trào phát triển đến đỉnh cao là ở Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Chọn: B

Câu 34.

Phương pháp: sgk trang 37.

Cách giải:

Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).

Chọn: B

Câu 35.

Phương pháp: sgk trang 100.

Cách giải:

Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc), dựa trên Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản để đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh.

Chọn: B

Câu 36.

Phương pháp: sgk trang 17.

Cách giải:

Từ năm 1991 đến năm 2000, Nga thực hiện chính sách đối ngoại một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ….)

Chọn: D

Câu 37.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

- Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đều phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên theo khuynh hướng vô sản.

- Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập từ những hội viên tiên tiến trong Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên cũng theo khuynh hướng vô sản.

Chọn: B

Câu 38.

Phương pháp: sgk trang 64.

Cách giải:

Sau khi Liên Xô tan rã đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được điều đó. Bởi sau năm 1991, nhiều cường nước vươn lên bên cạnh Mĩ còn có Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc, EU.

Chọn: C

Câu 39.

Phương pháp: sgk trang 54, suy luận.

Cách giải:

Để đẩy nhanh sự phát triển khoa học – kĩ thuật, Nhật Bản mua bằng phát minh của nước ngoài. Đây là điểm khác biệt của Nhật so với các nước khác trong chính sách phát triển khoa học – kĩ thuật.

Chọn: B

Câu 40.

Phương pháp: sgk trang 95.

Cách giải:

Luận cương chính trị của Đảng đã xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

Chọn:

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 12

Giải bài tập lịch sử lớp 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử SGK 12 giúp để học tốt môn lịch sử 12, luyện thi THPT Quốc gia

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.