Giải đề thi học kì 1 lý lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa
Đề bài
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (40 CÂU)
Cho: \(\pi = 3,14\) và \({\pi ^2} \approx 10\)
Câu 1: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là \({10^{ - 5}}{\rm{W}}/{m^2}\). Biết cường độ âm chuẩn là \({I_0} = {10^{ - 12}}{\rm{W}}/{m^2}\). Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 80 dB B. 50 dB
C. 70 dB D. 60 dB
Câu 2: Chọn câu đúng. Cơ năng của chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với
A. chu kì dao động
B. biên độ dao động
C. bình phương biên độ dao động
D. bình phương chu kì dao động
Câu 3: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi \({U_L},{U_R},{U_C}\) lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồn R và C). Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \({U^2} = U_R^2 + U_C^2 + U_L^2\)
B. \(U_C^2 = U_R^2 + U_L^2 + {U^2}\)
C. \(U_L^2 = U_R^2 + U_C^2 + {U^2}\)
D. \(U_R^2 = U_C^2 + U_L^2 + {U^2}\)
Câu 4: Một đèn có ghi (110V – 100W) mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch điện xoay chiều có \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\). Để đèn sáng bình thường, R phải có giá trị bằng
A. \(99\Omega \) B. \(\frac{{10}}{{11}}\Omega \)
C. \(1210\Omega \) D. \(121\Omega \)
Câu 5: Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A và B cố định. Một sóng truyền với tốc độ trên dây là 25 m/s, trên dãy đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A và B. Tần số dao động trên dây là:
A. 100 Hz B. 20 Hz
C. 50 Hz D. 25 Hz
Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp tại A và B dao động cùng pha với tần số 15 Hz. Tại điểm M cách A và B lần lượt là d1 = 23 cm và d2 = 26,2 cm, sóng có biên độ dao động cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. 25 cm/s B. 21,5 cm/s
C. 18 cm/s D. 24 cm/s
Câu 7: Chọn câu đúng. Dòng điện xoay chiều có tần số f = 5 0 Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều
A. 25 lần B. 50 lần
C. 2 lần D. 100 lần
Câu 8: Sóng âm có tần số 425 Hz lan truyền với tốc độ 340 m/s trong không khí. Giữa hai điểm cách nhau 1m trên cùng phương truyền thì chúng dao động
A. cùng pha B. vuông pha
C. lệch pha \(\frac{\pi }{4}\) D. ngược pha
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
B. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
Câu 10: Xét dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa có cùng tần số và cùng phương dao động. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Biên độ của dao động thứ hai
B. Biên độ của dao động thứ nhất
C. Độ lệch pha của hai dao động
D. Tần số chung của hai dao động
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
B. Tốc độ của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.
C. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ dao động của sóng.
Câu 12: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, điện trở R thay đổi được. Đặt vào hai đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định. Điều chỉnh R để công suất mạch cực đại, khi đó hệ số công suất của mạch \(\cos \varphi \) có giá trị
A. 1 B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) D. 0,5
Câu 13: Một mạch điện gồm \(R = 10\Omega \), cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{{0,1}}{\pi }H\) và tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}F\) mắc nối tiếp. Dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức: \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\left( A \right)\). Điện áp ở hai đầu đoạn mạch có biểu thức là:
A. \(u = 20\sqrt 5 \cos \left( {100\pi t - 0,4} \right)\left( V \right)\)
B. \(u = 20\cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)
C. \(u = 20\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)
D. \(u = 20\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành hóa năng.
B. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành quang năng.
C. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành điện năng.
D. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng.
Câu 15: Một sóng cơ học có tần số 40 Hz, có tốc độ trong khoảng 3 m/s đến 3,5 m/s. Biết hai điểm M,N trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng 40 cm luôn dao động đồng pha. Tốc độ truyền sóng bằng
A. 3,20 m/s B. 3,45 m/s
C. 3,25 m/s D. 3,17 m/s
Câu 16: Một tụ điện có điện dung \(C = 31,8\mu F\). Điện áp hiệu dụng hai đầu bản tụ khi có dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz và cường độ dòng điện cực đại \(2\sqrt 2 A\) chạy qua nó xấp xỉ bằng
A. \(20\sqrt 2 V\) B. 200V
C. \(200\sqrt 2 V\) D. 20V
Câu 17: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp. Hai điểm liên tiếp nằm trên đoạn thẳng nối hai nguồn trong môi trường truyền sóng là một cực tiểu giao thoa và một cực đại giao thoa (\(\lambda \) là bước sóng) thì cách nhau một khoảng là
A. \(\frac{\lambda }{4}\) B. \(2\lambda \)
C. \(\lambda \) D. \(\frac{\lambda }{2}\)
Câu 18: Chọn câu đúng. Dao động cưỡng bức là dao động của hệ
A. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. dưới tác dụng của lực đàn hồi
C. dưới tác dụng của lực quán tính
D. trong điều kiện không có lực ma sát
Câu 19: Hai dao động điều hòa cùng phương, biên độ A bằng nhau, chu kì T bằng nhau và có hiệu pha ban đầu \(\Delta \varphi = \frac{{2\pi }}{3}\). Dao động tổng hợp của hai dao động đó sẽ có biên độ bằng
A. \(A\) B. \(A\sqrt 2 \)
C. 0 D. \(2A\)
Câu 20: Một dây đàn phát ra các âm có tần số giữa hai lần có sóng dừng liên tiếp là 75 Hz và 100 Hz. Tần số của âm cơ bản bằng
A. 42,9 Hz B. 87,5 Hz
C. 25 Hz D. 50 Hz
Câu 21: Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng
B. một bước sóng
C. một nửa bước sóng
D. hai bước sóng
Câu 22: Chọn câu đúng. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
A. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc
B. ngược pha với vận tốc
C. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc
D. cùng pha với vận tốc
Câu 23: Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu cuộn cảm thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ
A. 140 V B. 20 V
C. 70 V D. 100 V
Câu 24: Nếu chọn gốc tọa độ trùng với cân bằng thì ở thời điểm t, biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x, vận tốc v và tần số góc \(\omega \) của chất điểm dao động điều hòa là
A. \({A^2} = {v^2} + {x^2}{\omega ^2}\)
B. \({A^2} = {x^2} + {\omega ^2}{v^2}\)
C. \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
D. \({A^2} = {v^2} + \frac{{{x^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
Câu 25: Một mạch điện không phân nhánh gồm 3 phần tử: \(R = 80\Omega ,C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\left( F \right)\) và cuộn dây không thuần cảm có \(L = \frac{1}{\pi }\left( H \right)\), điện trở \(r = 20\Omega \). Dòng điện xoay chiều trong mạch có biểu thức \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\). Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)
B. \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right)\)
C. \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)
D. \(u = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right)\)
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng
D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa
Câu 27: Điện áp \(u = 200\sqrt 2 \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\) đặt vào hai đầu một cuộn thuần cảm thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng I = 2 (A). Cảm khán có giá trị là
A. \(200\sqrt 2 \Omega \) B. \(200\Omega \)
C. \(100\sqrt 2 \Omega \) D. \(100\Omega \)
Câu 28: Một con lắc đơn có độ dài \({l_1}\) dao động với chu kì \({T_1} = 4s\). Một con lắc đơn khác có độ dài \({l_2}\) dao động tại nơi đó với chu kì \({T_2} = 3s\). Chu kì dao động của con lắc đơn có độ dài \({l_1} - {l_2}\) xấp xỉ bằng
A. 1s B. 3,5s
C. 5s D. 2,65s
Câu 29: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên hai lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động sẽ
A. giảm 2 lần B. tăng 4 lần
C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần
Câu 30: Điện áp xoay chiều \(u = 120\cos 200\pi t\left( V \right)\) ở hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\left( H \right)\). Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn dây là:
A. \(i = 2,4\cos \left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
B. \(i = 4,8\cos \left( {200\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)
C. \(i = 1,2\cos \left( {200\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
C. \(i = 1,2\cos \left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
Câu 31: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi li độ của vật có độ lớn bằng một nửa biên độ thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là
A. \(\frac{1}{2}\) B. 2
C. 3 D. \(\frac{1}{3}\)
Câu 32: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng với đoạn mạch này?
A. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.
B. Điện áp giữa hai đầu điệnt rở thuần sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện
C. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch
D. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng
Câu 33: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 2\sqrt 3 \cos 200\pi t\left( A \right)\) là
A. \(\sqrt 6 A\) B. 2A
C. \(3\sqrt 2 A\) D. \(2\sqrt 3 A\)
Câu 34: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 0,2 kg, chiều dài quỹ đạo dây treo \(l\), dao động điều hòa với biên độ \({S_0} = 5cm\) và chu kì T = 2s. Lấy \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Cơ năng của conn lắc là
A. \({5.10^{ - 5}}J\) B. \({25.10^{ - 4}}J\)
C. \({25.10^{ - 3}}J\) D. \({25.10^{ - 5}}J\)
Câu 35: Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?
A. Tần số
B. Mức cường độ
C. Đồ thị dao động
D. Cường độ
Câu 36: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Biên độ dao động của nguồn âm
B. Tần số của nguồn âm
C. Độ đàn hồi của nguồn âm
D. Đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 37: Chọn câu đúng. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là
A. năng lượng sóng
B. bước sóng
C. tốc độ truyền sóng
D. tần số sóng
Câu 38: Chọn câu đúng. Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên
A. hiện tượng quang điện
B. từ trường quay
C. hiện tượng nhiệt điện
D. hiện tượng ảm ứng điện từ
Câu 39: Một con lắc đơn có chiều dài \(l\), dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g với biên độ góc \({\alpha _0}\). Lúc vật đi qua vị trí có li độ \(\alpha \), nó có vận tốc là v. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. \(\frac{{{v^2}}}{{gl}} = \alpha _0^2 - {\alpha ^2}\)
B. \({\alpha ^2} = \alpha _0^2 - gl{v^2}\)
C.. \({\alpha ^2} = \alpha _0^2 - \frac{{{v^2}g}}{l}\)
D. \(\alpha _0^2 = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
Câu 40: Chọn câu đúng. Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng
A. ngăn cản hoàn toàn dòng điện
B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều
C. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều
D. không cản trở dòng điện
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn xemloigiai.com
1.C |
2.C |
3.C |
4. D |
5. C |
6.D |
7.D |
8.B |
9.C |
10.D |
11.B |
12.A |
13.C |
14.D |
15.A |
16.B |
17.A |
18.A |
19.A |
20.C |
21.A |
22.A |
23.B |
24.C |
25.B |
26.B |
27.D |
28.D |
29.B |
30.D |
31.C |
32.A |
33.A |
34.C |
35.C |
36.B |
37.D |
38.D |
39.D |
40.C |
Câu 1:
Phương pháp
Áp dụng công thức tính mức cường độ âm:
\(L = 10\log \frac{I}{{{I_0}}}\left( {{\rm{d}}B} \right)\)
Cách giải
Mức cường độ âm tại điểm đó là:
\(L = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 70{\rm{d}}B\)
Chọn C
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng công thức cơ năng: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}k{A^2}\)
Cách giải
Cơ năng của chất điểm dao động điều hòa được xác định bằng công thức:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}k{A^2}\) => cơ năng tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
Chọn C
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng phương pháp giản đồ vectơ.
Cách giải
Từ giả thuyết => ta vẽ giản đồ vectơ:
Từ giản đồ ta có:
\(U_{RC}^2 = U_R^2 + U_C^2\)
\(U_L^2 = U_{RC}^2 + {U^2} = U_R^2 + U_C^2 + {U^2}\)
Chọn C
Câu 4:
Phương pháp
- Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn phải bằng cường độ dòng điện định mức.
- Sử dụng các công thức:
\(\left\{ \begin{array}{l}P = U.I\\P = \frac{{{U^2}}}{R}\\{R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\end{array} \right.\)
Cách giải
Ta thấy điện áp sử dụng lớn hơn điện áp định mức của đèn nên phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn.
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn phải bằng cường độ dòng điện định mức:
\(I = \frac{P}{U} = \frac{{100}}{{110}} = \frac{{10}}{{11}}A\)
Điện trở của toàn mạch là:
\({R_{tm}} = \frac{U}{I} = \frac{{220}}{{10/11}} = 242\Omega \)
Điện trở của đèn là:.
Ta có: \({R_d} = \frac{{U_d^2}}{P} = \frac{{{{110}^2}}}{{100}} = 121\Omega \)
Suy ra phải mắc thêm một điện trở R nối tiếp với đèn:
\({R_{tm}} = R + {R_d} \Rightarrow R = {R_{tm}} - {R_d} = 242 - 121 \\= 121\Omega \)
Chọn D
Câu 5:
Phương pháp
- Vận dụng lý thuyết sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định.
- Sử dụng công thức: \(\lambda = \frac{v}{f} \Rightarrow f = \frac{v}{\lambda }\)
Cách giải
Sợi dây hai đầu cố định, trên dây đếm được 3 nút sóng không kể 2 nút A,B suy ra ta có:
\(l = 2\lambda \Rightarrow \lambda = \frac{l}{2} = \frac{{100}}{2} = 50cm = 0,5m\)
Tần số dao động trên dây là:
\(f = \frac{v}{\lambda } = \frac{{25}}{{0,5}} = 50Hz\)
Chọn C
Câu 6:
Phương pháp
- Hai nguồn kết hợp dao động cùng pha: \({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
- Tốc độ truyền sóng:\(v = \frac{\lambda }{T} = \lambda f\)
Cách giải
M là một cực đại. Giữa M và trung trực của AB còn một dãy cực đại khác => M là cực đại bậc 2.
Hai nguồn kết hợp dao động cùng pha nên ta có:
\({d_2} - {d_1} = k\lambda \Rightarrow 26,2 - 23 = 2\lambda \)
\( \Rightarrow \lambda = 1,6cm\)
Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
\(v = \lambda .f = 1,6.15 = 24cm/s\)
Chọn D
Câu 7:
Phương pháp
Trong một chu kì dòng điện đổi chiều 2f (lần).
Cách giải
Trong một chu kì dòng điện đổi chiều 2f = 2.50 = 100 lần.
Chọn D
Câu 8:
Phương pháp
- Bước sóng: \(\lambda = \frac{v}{f}\)
- Độ lệch pha giữa hai dao động: \(\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda }\)
Cách giải
Ta có:
\(v = \lambda f \Leftrightarrow \lambda = \frac{v}{f} = 0,8m\)
Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng là:
\(\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2\pi .1}}{{0,8}} = 5.\frac{\pi }{2}\)
=> Chúng dao động vuông pha.
Chọn B
Câu 9:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về dao động tắt dần.
Cách giải
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Chọn C
Câu 10:
Phương pháp
Biên độ của dao động tổng hợp được xác định:
\({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{{\rm{A}}_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
Cách giải
Biên độ của dao động tổng hợp được xác định:
\({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{{\rm{A}}_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
Suy ra biên độ của dao động tổng hợp phụ thuộc vào biên độ của hai dao động, độ lệch pha của hai dao động và không phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động.
Chọn D
Câu 11:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động.
Cách giải
- Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan tuyền dao động. Nếu môi trường đồng chất thì tốc độ truyền sóng bằng hằng số. Nó được xác định bởi: \(v = \frac{\lambda }{T} = \lambda f\)
- Tốc độ dao động của các phần tử vật chất được tính bằng \(v = u'\left( t \right)\), nó biến thiên điều hòa.
Suy ra tốc độ truyền sóng khác tốc độ dao động.
Chọn B
Câu 12:
Phương pháp
Công suất cực đại khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
Cách giải
Công suất cực đại => xảy ra cộng hưởng => \({Z_L} = {Z_C} \Rightarrow Z = \sqrt {{R^2}} = R\)
Hệ số công suất: \(\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{R}{R} = 1\)
Chọn A
Câu 13:
Phương pháp
- Sử dụng công thức tính cảm kháng, dung kháng.
- Độ lệch pha giữa u và i \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i}\)
Cách giải
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{Z_L} = L\omega = \frac{{0,1}}{\pi }.100\pi = 10\left( \Omega \right)\\{Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} = \frac{1}{{\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}.100\pi }} = 20\left( \Omega \right)\end{array} \right.\)
Độ lệch pha giữa u và i là:
\(\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{10}}{{\sqrt {{{10}^2} + {{\left( {10 - 20} \right)}^2}} }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
\( \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{4} = {\varphi _u} - {\varphi _i}\)
\( \Rightarrow {\varphi _u} = \frac{\pi }{4} + 0 = \frac{\pi }{4}\)
Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là:
\({U_0} = {I_0}.Z = \sqrt 2 .\sqrt {{{10}^2} + {{\left( {10 - 20} \right)}^2}} = 20\left( V \right)\)
Vậy phương trình điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức là:
\(u = 20\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\)
Chọn C
Câu 14:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về dao động tắt dần.
Cách giải
Trong dao động tắt dần một phần cơ năng đã biến đổi thành nhiệt năng do ma sát.
Chọn D
Câu 15:
Phương pháp
- Hai điểm dao động cùng pha: \(d = k\lambda \)
- Tốc độ truyền sóng: \(v = \frac{\lambda }{T} = \lambda f\)
Cách giải
Hai điểm M,N dao động cùng pha, ta có:
\(d = k\lambda \Rightarrow \lambda = \frac{{0,4}}{k}\)
Tốc độ truyền sóng:
\(v = \lambda f = \frac{{0,4}}{k}.40 = \frac{{16}}{k}\left( {m/s} \right)\)
\(\begin{array}{l}3 < v < 3,5 \Leftrightarrow 3 < \frac{{16}}{k} < 3,5\\ \Leftrightarrow 4,57 < k < 5,3\end{array}\)
=> k = 5 => \(v = \frac{{16}}{5} = 3,2\left( {m/s} \right)\)
Chọn A
Câu 16:
Phương pháp
Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}\omega = 2\pi f\\{Z_C} = \frac{1}{{C\omega }}\\I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\\{U_C} = I.{Z_C}\end{array} \right.\)
Cách giải
Ta có: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }} \Rightarrow \omega = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi \)
Dung kháng: \({Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} = \frac{1}{{31,{{8.10}^{ - 6}}.100\pi }} = 100\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 2A\)
Điện áp hiệu dụng hai đầu bản tụ là:
\(U = I.{Z_C} = 2.100 = 200V\)
Chọn B
Câu 17:
Phương pháp
Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa gần nhất bằng khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa gần nhất và bằng \(\frac{\lambda }{2}\)
Cách giải
Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa gần nhất bằng khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa gần nhất và bằng \(\frac{\lambda }{2}\)
Suy ra: khoảng cách giữa một cực đại giao thoa vào một cực tiểu giao thoa gần nhất là \(\frac{\lambda }{4}\)
Chọn A
Câu 18:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về dao động cưỡng bức.
Cách giải
Dao động cưỡng bức là dao động của hệ dưới tác dụng của một ngọa lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Chọn A
Câu 19:
Phương pháp
Biên độ của dao động tổng hợp được xác định:
\({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)
Cách giải
Biên độ của dao động tổng hợp được xác định:
\(\begin{array}{l}{A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{{\rm{A}}_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\\ \Leftrightarrow {A^2} = {A^2} + {A^2} + 2{\rm{A}}.A.\cos \frac{{2\pi }}{3}\\ \Leftrightarrow {A^2} = 2{{\rm{A}}^2} + 2{{\rm{A}}^2}.\left( { - \frac{1}{2}} \right)\end{array}\)
=> A = A
Vậy dao động tổng hợp có biên độ bằng A.
Chọn A
Câu 20:
Phương pháp
Họa âm bậc n có tần số \({f_n} = n{f_0}\left( {Hz} \right)\)
Cách giải
Họa âm bậc n có tần số 75 Hz, ta có: \(n{f_0} = 75Hz\) (1)
Họa âm bậc (n+1) có tần số 100 Hz, ta có: \(\left( {n + 1} \right){f_0} = 100Hz\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{n}{{n + 1}} = \frac{3}{4} \Leftrightarrow n = 3\)
Thay n = 3 vào (1) suy ra \({f_0} = 25Hz\)
Chọn C
Câu 21:
Phương pháp
Khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp trong hệ sóng dừng trên một sợi dây là một phần tư bước sóng.
Cách giải
Khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp trong hệ sóng dừng trên một sợi dây là một phần tư bước sóng.
Chọn A
Câu 22:
Phương pháp
Phương trình li độ: \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Phương trình vận tốc: \(v = x' = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)\)
Phương trình gia tốc: \(a = v' = x'' = - {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Cách giải
Phương trình li độ: \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Phương trình vận tốc: \(v = x' = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)\)
Phương trình gia tốc: \(a = v' = x'' = - {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Suy ra: Trong dao động điều hòa gia tốc ngược pha với li độ và sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc.
Chọn A
Câu 23:
Phương pháp
- Sử dụng công thức tính tổng trở Z.
- Sử dụng công thức tính điện áp giữa hai đầu: cuộn cảm, tụ điện, đoạn mạch.
Cách giải
Tổng trở của mạch là:
\(Z = \sqrt {{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = {Z_L} - {Z_C}\)
Khi vôn kế mắc vào hai đầu cuộn cảm:
\({U_L} = 80V \Rightarrow I.{Z_L} = 80V\) (1)
Khi vôn kế mắc vào hai đầu tụ điện:
\({U_C} = 60V \Leftrightarrow I.{Z_C} = 60V\) (2)
Lấy (1) – (2) ta được: \(I.{Z_L} - I.{Z_C} = 80 - 60 \Leftrightarrow I\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right) = 20\)
Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch thì:
\(U = I.Z = I.\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right) = 20V\)
Chọn B
Câu 24:
Phương pháp
Vận dụng công thức \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
Cách giải
Ta có công thức liên hệ: \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
Chọn C
Câu 25:
Phương pháp
- Sử dụng công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở Z.
- Sử dụng công thức: \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{{R + r}}\)
- Độ lệch pha giữa u và i: \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i}\)
Cách giải
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{Z_L} = L\omega = \frac{1}{\pi }.100\pi = 100\Omega \\{Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} = \frac{1}{{\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}.100\pi }} = 200\Omega \end{array} \right.\)
Tổng trở của đoạn mạch là:
\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \\ \Leftrightarrow Z = \sqrt {{{\left( {80 + 20} \right)}^2} + {{\left( {100 - 200} \right)}^2}} \\ \Leftrightarrow Z = 100\sqrt 2 \Omega \end{array}\)
Độ lệch pha giữa u và i:
\(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{{R + r}} = \frac{{100 - 200}}{{80 + 20}} = - 1\)
\( \Rightarrow \varphi = - \frac{\pi }{4} = {\varphi _u} - {\varphi _i}\)
\( \Rightarrow {\varphi _u} = - \frac{\pi }{4} + {\varphi _i} = - \frac{\pi }{4} - \frac{\pi }{6} = - \frac{{5\pi }}{{12}}\)
Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là:
\({U_0} = {I_0}.Z = 2.100\sqrt 2 = 200\sqrt 2 V\)
Vậy điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là:
\(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right)\)
Chọn B
Câu 26:
Phương pháp
Sử dụng lý thuyết về dao động cưỡng bức và điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
Cách giải
Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
Chọn B
Câu 27:
Phương pháp
Sử dụng công thức: \({U_L} = I.{Z_L}\)
Cách giải
Cảm kháng có giá trị là:
\({Z_L} = \frac{U}{I} = \frac{{200}}{2} = 100\left( \Omega \right)\)
Chọn D
Câu 28:
Phương pháp
Chu kì của con lắc đơn:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \left( s \right)\)
Cách giải
Ta có:
\({T_1} = 2\pi \sqrt {\frac{{{l_1}}}{g}} = 4 \Rightarrow {l_1} = 4\left( m \right)\)
\({T_2} = 2\pi \sqrt {\frac{{{l_2}}}{g}} = 3 \Rightarrow {l_1} = 2,25\left( m \right)\)
Chu kì của con lắc đơn có chiều dài \({l_1} - {l_2}\) là:
\({T_1} = 2\pi \sqrt {\frac{{{l_1} - {l_2}}}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{4 - 2,25}}{{{\pi ^2}}}} = \sqrt 7 \approx 2,65{\rm{s}}\)
Chọn D
Câu 29:
Phương pháp
Sử dụng công thức: \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \left( {Hz} \right)\)
Cách giải
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \left( {Hz} \right)\\f' = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{2k}}{{\frac{m}{8}}}} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{16k}}{m}} = 4.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \end{array} \right.\)
\( \Rightarrow f' = 4f\)
Vậy tần số tăng 4 lần.
Chọn B
Câu 30:
Phương pháp
Sử dụng các công thức: \({Z_L} = L\omega ;I = \frac{U}{Z}\)
Đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm => u nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\)
Cách giải
Ta có: \({Z_L} = L\omega = \frac{1}{{2\pi }}.200\pi = 100\Omega \)
Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây là:
\({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_L}}} = \frac{{120}}{{100}} = 1,2{\rm{A}}\)
Đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm => u nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\)
\( \Rightarrow {\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{\pi }{2} \Rightarrow {\varphi _i} = 0 - \frac{\pi }{2} = - \frac{\pi }{2}\)
Vậy biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn dây là:
\(i = 1,2\cos \left( {200\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
Chọn D
Câu 31:
Phương pháp
Cơ năng: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t}\)
Thế năng: \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{{\rm{x}}^2}\)
Cách giải
Khi \(x = \frac{A}{2}\):
Động năng:
\(\begin{array}{l}{\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} \Leftrightarrow {{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_t}\\ \Leftrightarrow {{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}k{A^2} - \frac{1}{2}k.{\left( {\frac{A}{2}} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {{\rm{W}}_d} = \frac{3}{8}k{A^2}\end{array}\)
Thế năng: \({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{{\rm{x}}^2} = \frac{1}{2}k{\left( {\frac{A}{2}} \right)^2} = \frac{1}{8}k{A^2}\)
Suy ra: \(\frac{{{{\rm{W}}_d}}}{{{{\rm{W}}_t}}} = \frac{{\frac{3}{8}k{A^2}}}{{\frac{1}{8}k{A^2}}} = 3\)
Chọn C
Câu 32:
Phương pháp
Sử dụng công thức:
\(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
Cách giải
Theo đề bài, ta có: \({\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{\pi }{4}\)
Ta có:
\(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = 1 \Rightarrow {Z_L} - {Z_C} = R\)
Chọn A
Câu 33:
Phương pháp
Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
Cách giải
Cường độ dòng điện hiệu dụng:
\(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 6 A\)
Chọn A
Câu 34:
Phương pháp
Cơ năng của conn lắc đơn:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}S_0^2\)
Cách giải
Ta có:
\(T = \frac{{2\pi }}{\omega } \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{2} = \pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
Cơ năng của con lắc đơn là:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}S_0^2 = \frac{1}{2}.0,{2.10^2}.0,{05^2} = 0,025J\)
Chọn C
Câu 35:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết bài đặc trưng sinh lí của âm.
Cách giải
Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm thanh phát ra từ các nguồn khác nhau.
Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm.
Chọn C
Câu 36:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết bài đặc trưng sinh lí của âm.
Cách giải
Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số âm. Âm càng cao khi tần số càng lớn.
Chọn B
Câu 37:
Phương pháp
Vận dụng lý thuyết về sóng cơ.
Cách giải
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì tần số không thay đổi.
Chọn D
Câu 38:
Phương pháp
Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Cách giải
Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Chọn D
Câu 39:
Phương pháp
Sử dụng công thức: \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
Cách giải
Tốc độ góc: \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \Rightarrow {\omega ^2} = \frac{g}{l}\)
Ta có: công thức liên hệ:
\({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)
=> \(\alpha _0^2 = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}l}}{g}\)
Chọn D
Câu 40:
Phương pháp
Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 2\pi fL\)
Cách giải
Ta có:
\({Z_L} = \omega L = 2\pi fL\) => f càng lớn thì \({Z_L}\) càng lớn => cản trở càng nhiều.
Chọn C
Xemloigiai.com
Xem thêm Bài tập & Lời giải
Trong bài: Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
Xem thêm lời giải SGK Vật lí lớp 12
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
- 👉 Bài 1. Dao động điều hòa
- 👉 Bài 2. Con lắc lò xo
- 👉 Bài 3. Con lắc đơn
- 👉 Bài 4. Dao động tắt dần dao động cưỡng bức
- 👉 Bài 5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ FRE-NEN
- 👉 Bài 6. Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Vật lí 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Vật lí 12
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
- 👉 Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- 👉 Bài 8. Giao thoa sóng
- 👉 Bài 9. Sóng dừng
- 👉 Bài 10. Đặc trưng vật lí của âm
- 👉 Bài 11. Đặc trưng sinh lí của âm
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 2 – Vật lí 12
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
- 👉 Bài 12. Đại cương về dòng điện xoay chiều
- 👉 Bài 13. Các mạch điện xoay chiều.
- 👉 Bài 14. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- 👉 Bài 15. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
- 👉 Bài 16. Truyền tải điện năng. Máy biến áp
- 👉 Bài 17. Máy phát điện xoay chiều
- 👉 Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha
- 👉 Bài 19. Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 3 – Vật lí 12
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
- 👉 Bài 20. Mạch dao động
- 👉 Bài 21. Điện từ trường
- 👉 Bài 22. Sóng điện từ
- 👉 Bài 23. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 4 – Vật lí 12
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
- 👉 Bài 24. Tán sắc ánh sáng
- 👉 Bài 25. Giao thoa ánh sáng
- 👉 Bài 26. Các loại quang phổ
- 👉 Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- 👉 Bài 28. Tia X
- 👉 Bài 29. Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 5 – Vật lí 12
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
- 👉 Bài 30. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng
- 👉 Bài 31. Hiện tượng quang điện trong
- 👉 Bài 32. Hiện tượng quang - phát quang
- 👉 Bài 33. Mẫu nguyên tử Bo
- 👉 Bài 34. Sơ lược về laze
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 6 – Vật lí 12
CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
- 👉 Bài 35. Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- 👉 Bài 36. Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
- 👉 Bài 37. Phóng xạ
- 👉 Bài 38. Phản ứng phân hạch
- 👉 Bài 39. Phản ứng nhiệt hạch
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 7 – Vật lí 12
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
- 👉 Bài 40. Các hạt sơ cấp
- 👉 Bài 41. Cấu tạo vũ trụ
- 👉 Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 - Vật lý 12
- 👉 Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 8 – Vật lí 12
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Xem Thêm
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới