Giải đề thi học kì II năm học 2019 - 2020 sở GD - ĐT Hà Nam

Đề thi học kì II năm học 2019 - 2020 sở GD - ĐT Hà Nam có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1 : Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch

A. HCl.

B. NaNO3.

C. AgNO3.

D. CuSO4.

Câu 2 : Thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò, hến là

A. NaCl.

B. Na2CO3.

C. Ca(NO3)2.

D. CaCO3.

Câu 3 : Thủy phân este X có công thức C3H6O2, thu được sản phẩm có tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.

B. metyl axetat.

C. metyl fomat.

D. vinyl fomat.

Câu 4 : Thủy phân este etyl fomat thu được ancol có công thức là

A. HCOOH.

B. CH3OH.

C. C3H7OH.

D. C2H5OH.

Câu 5 : Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 6 : Hỗn hợp X gồm bốn este có công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 0,12 mol X cần tối đa 0,19 mol NaOH trong dung dịch, thu được 3,88 gam hỗn hợp ancol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,78.

B. 30,18.

C. 28,17.

D. 30.

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.

B. Metylamin là chất lỏng tan nhiều trong nước.

C. Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo kết tủa màu tím.

D. Phân tử Gly-Ala-Lys có 4 nguyên tử nitơ.

Câu 8 : Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?

A. Al.

B. Cu.

C. Mg.

D. Fe.

Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Y là

A. 88.

B. 160.

C. 132.

D. 146.

Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn (m + 4,32) gam hỗn hợp triglixerit X cần dùng 3,1 mol O2, thu được H2O và 2,2 mol CO2. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X trên tác dụng tối đa với 0,08 mol H2 (Ni, to). Nếu cho (m + 0,03) gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu đươc glixerol và a gam muối. Giá trị của a là

A. 31,15.

B. 31,01.

C. 32,69.

D. 33,07.

Câu 11 : Lên men rượu m gam glucozơ với hiệu suất 80%, hấp thụ hết lượng khí thoát ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 22,5.

B. 45,0.

C. 18,0.

D. 14,4.

Câu 12 : Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

A. Xăng, dầu.

B. Khí hiđro.

C. Khí butan (gas).

D. Than đá.

Câu 13 : Để phản ứng vừa đủ với m gam Al cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Giá trị của m là

A. 4,05.

B. 2,7.

C. 8,1.

D. 5,4.

Câu 14 : Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức muối X là

A. C17H31COONa.

B. C17H33COONa.

C. C17H35COONa.

D. C15H31COONa.

Câu 15 : Nung m gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi dư, thu được 5,6 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 425 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 2,2.

B. 2,4.

C. 8,2.

D. 3,0.

Câu 16 : Cho m gam Gly-Ala tác dụng hết với một lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 0,3 mol. Giá trị của m là

A. 32,8.

B. 14,6.

C. 24,6.

D. 21,9.

Câu 17 : Chất X có nhiều trong mía, củ cải đường, cây thốt nốt. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ tác dụng axit hoặc enzim thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tác dụng với H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ) thu được chất Z. Chất X và Z lần lượt là

A. saccarozơ và fructozơ.

B. saccarozơ và sobitol.

C. saccarozơ và glucozơ.

D. tinh bột và glucozơ.

Câu 18 : Chất X có công thức (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. Tên gọi của X là

A. valin.

B. alanin.

C. lysin.

D. glyxin.

Câu 19 : Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

• Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.

• Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.

• Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

     (a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.

     (b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

     (c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

     (d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 20 : Cho m gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là

A. 0,64.

B. 1,28.

C. 1,92.

D. 2,56.

Câu 21 : Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Na+.

B. Cu2+.

C. Ag+.

D. Al3+.

Câu 22 : Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

B. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

C. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 23 : Cho este hai chức, mạch thẳng X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được muối Y (duy nhất) của axit cacboxylic và hai chất hữu cơ Z và T có nhóm chức khác nhau (MZ < MT). Trong Y có số nguyên tử C và H giống nhau. Cho các phát biểu sau:

     (a) Đun nóng Z cùng H2SO4 đặc, 170oC có thể sinh ra anken.

     (b) Chất T không thể làm mất màu dung dịch nước brom.

     (c) Nung nóng muối Y với vôi tôi xút thu được etan.

     (d) Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

     (e) Chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Có bao nhiêu phát biểu sai?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 24 : Cho các phát biểu sau:

     (a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

     (b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

     (c) Thành phần chính trong hạt gạo là tinh bột.

     (d) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

     (e) Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 25 : Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch

A. NaNO3.

B. AgNO3.

C. CuSO4.

D. HCl.

Câu 26 : Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. Na2O.

B. MgO.

C. Al2O3.

D. Fe2O3.

Câu 27 : Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân?

A. Li.

B. Ca.

C. Na.

D. Al.

Câu 28 : Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C613O4N) và 0,15 mol Y (C6H16O4N2) là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan đều có 3 nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là

A. 51,75%.

B. 53,05%.

C. 22,00%.

D. 46,95%.

Câu 29 : Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Metyl axetat có phản ứng tráng bạc.

B. Trong phân tử vinyl axetat có hai liên kết π.

C. Tristearin có tác dụng với nước brom.

D. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.

Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein đơn giản chứa các gốc α-amino axit.

B. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử nitơ.

C. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.

D. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.

Câu 31 : Thực hiện các thí nghiệm sau:

     (a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.

     (b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

     (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư

     (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

     (e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 32 : Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Mg.

B. Cu.

C. Na.

D. Al.

Câu 33 : Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Policaproamit.

B. Polietilen.

C. Polistiren.

D. Polipeptit.

Câu 34 : Cho các este: metyl axetat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều làm mất màu dung dịch nước brom là

A. (1), (3), (4).

B. (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3), (4).

Câu 35 : Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. (CH3)2CH-NH2.

B. CH3-NH-CH3.

C. (CH3)3N.

D. H2N-CH2-NH2.

Câu 36 : Sắt(III) clorua có công thức là

A. FeCl2.

B. Fe(NO3)3.

C. Fe2O3.

D. FeCl3.

Câu 37 : Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng nhiệt luyện?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

B. 4CO + Fe3O4 \(\overset{{{t}^{o}}}{\mathop{\to }}\,\) 3Fe + 4CO2.

C. CaO + H2O → Ca(OH)2 + H2.

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 38 : Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?

A. Cho Fe vào dung dịch HCl.

B. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

C. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.

D. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 39 : Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

A. NaOH.

B. Fe(OH)2.

C. CaCO3.

D. MgCl2­.

Câu 40 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Na.

B. Mg.

C. Al.

D. Cu.

----- HẾT -----

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của Fe.

Cách giải:

A. HCl + Fe → FeCl2 + H2.

B. NaNO3 không phản ứng Fe.

C. AgNO3 + 2Fe → Fe(NO3)2 + 2Ag.

D. CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu.

Chọn B.

Câu 2

Cách giải:

Thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò, hến là CaCO3.

Chọn D.

Câu 3

Phương pháp:

Este có phản ứng tráng gương là este có đầu HCOO- ⟹ CTCT của X.

Cách giải:

Este có phản ứng tráng gương là este có đầu HCOO- ⟹ CTCT X: HCOOC2H5: etyl fomat.

Chọn A.

Câu 4

Phương pháp:

Từ tên gọi suy ra công thức của este X.

Từ đó xác định được ancol sinh ra khi thủy phân X.

Cách giải:

Etyl fomat là HCOOC2H5 ⟹ Khi thủy phân sinh ra ancol C2H5OH.

Chọn D.

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào ứng dụng của cacbohiđrat.

Cách giải:

Trong y học, glucozơ được dùng để làm thuốc tăng lực.

Chọn B.

Câu 6

Phương pháp:

Ta thấy 1 < nNaOH/nX < 2 ⟹ trong hỗn hợp X có este phenol.

Gọi este thường là A (a mol) và este của phenol là B (b mol)

Lập hệ phương trình dựa vào:

+) Tổng số mol hỗn hợp

+) Số mol NaOH phản ứng

Giải hệ tìm được a và b.

Suy ra nH2O = nB.

Áp dụng BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O ⟹ mmuối.

Cách giải:

Ta thấy 1 < nNaOH/nX = 1,583 < 2 ⟹ trong hỗn hợp X có este phenol.

Gọi este thường là A (a mol) và este của phenol là B (b mol)

Ta có hệ: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_X} = a + b = 0,12}\\{{n_{NaOH}} = a + 2b = 0,19}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 0,05}\\{b = 0,07}\end{array}} \right.\)

⟹ nH2O = nB = 0,07 mol

Áp dụng BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O

⟹ 0,12.136 + 0,19.40 = mmuối + 3,88 + 0,07.18

⟹ mmuối = 18,78 gam.

Chọn A.

Câu 7

Phương pháp:

Lý thuyết tổng hợp về amin - amino axit - protein.

Cách giải:

A sai, dung dịch lysin làm đổi màu quỳ tím chuyển xanh.

B sai, metylamin là chất khí (ở điều kiện thường), tan nhiều trong nước.

C sai, dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo phức màu tím.

D đúng, vì Gly có 1N, Ala có 1N, Lys có 2N.

Chọn D.

Câu 8

Phương pháp:

Dựa vào tính chất vật lí kim loại.

Cách giải:

Fe là kim loại có tính nhiễm từ.

Chọn D.

Câu 9

Phương pháp:

* Xét E + O2 ⟶ CO2 + H2O

BTKL ⟹ mH2O ⟹ nH2O

BTNT O ⟹ nO(E) ⟹ n-COO-(E).

* Xét E + NaOH

⟹ nNaOH(pứ) = n-COO-(E) ⟹ nNaOH(dư trong T).

* Xét đốt cháy T gồm 0,02 mol NaOH ⟶ 0,01 mol H2O

BTNT H ⟹ muối trong T không chứa H mà 3 este trong E no, mạch hở

⟹ Axit tạo nên este trong E là (COOH)2 và 2 ancol tạo E đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.

* Xét E + NaOH ⟶ T + ancol

BTKL ⟹ mancol ⟹ Mancol ⟹ 2 ancol tạo este.

Lưu ý:

Điểm mấu chốt của bài toán: Ta thấy số mol H2O đốt NaOH dư bằng với mol H2O sinh ra khi đốt T ⟹ các muối trong T đều không chứa H ⟹ các muối đều phải 2 chức ⟹ các ancol đều phải đơn chức.

Cách giải:

* Xét E + O2 ⟶ CO2 + H2O

BTKL ⟹ mH2O = 3,42 gam ⟹ nH2O = 0,19 mol.

BTNT O ⟹ nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,2 mol ⟹ n-COO-(E) = 0,1 mol.

* Xét E + NaOH

⟹ nNaOH(pứ) = n-COO-(E) = 0,1 mol.

⟹ nNaOH(dư trong T) = 0,1.20%/100% = 0,02 mol.

* Xét đốt cháy T gồm 0,02 mol NaOH ⟶ 0,01 mol H2O

BTNT H ⟹ nNaOH = 2nH2O ⟹ muối trong T không chứa H mà 3 este trong E no, mạch hở

⟹ Axit tạo nên este trong E là (COOH)2 và 2 ancol tạo E đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.

Ta có muối trong T là (COONa)2 có n(COONa)2 = nNaOH(pứ)/2 = 0,05 mol.

⟹ mT = m(COONa)2 + nNaOH(dư) = 7,5 gam.

* Xét E + NaOH ⟶ T + ancol

BTKL ⟹ mancol = mE + mNaOH - mT = 6,46 + 0,12.40 - 7,5 = 3,76 gam.

Lại có nancol = nNaOH(pứ) = 0,1 mol.

⟹ MTB(ancol) = 37,6/0,1 = 37,6 ⟹ Hỗn hợp hai ancol là CH3OH và C2H5OH.

* Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (M< M< M< 248)

⟹ X là (COOCH3); Y là CH3OOC-COOC2H5 và Z là (COOC2H5)2.

⟹ MY = 132.

Chọn C.

Câu 10 :

Phương pháp:

Hỗn hợp X tác dụng H2 dư thành chất béo no.

Dùng phương pháp quy đổi chất béo no thành (HCOO)3C3H5 và CH2.

Cách giải:

Hỗn hợp X tác dụng 0,08 mol H2 thành các chất béo no.

Dùng phương pháp quy đổi các chất béo no thành (HCOO)3C3H5 và CH2.

Gọi n(HCOO)3C3H5 = a; nCH2 = b (mol).

Dựa vào phản ứng cháy:

(HCOO)3C3H5 + 5O2 → 6CO2 + 4H2O

a                   →    5a  →    6a               (mol)

CH2 + 1,5O2 → CO2 + H2O

b     → 1,5b →    b

nO2 = 5a + 1,5b = 3,1 + 0,08.0,5 (1)

nCO2 = 6a + b = 2,2 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ a = 0,04; b = 1,96.

Ta có: (m + 4,32) + mH2 = m(HCOO)3C3H5 + mCH2 ⟹ m = 30 gam.

34,32 gam hỗn hợp X có chứa 0,04 mol triglixerit

30,03 gam            →                0,035 mol

Xét phản ứng thủy phân 30,03 gam hỗn hợp X:

⟹ nKOH = 3.nX = 3.0,035 = 0,105 mol; nC3H5(OH)3 = nX = 0,035 mol.

BTKL: mX + mKOH = mmuối + mC3H5(OH)3

⟹ mmuối = 30,03 + 0,105.56 - 0,035.92 = 32,69 gam.

Chọn C.

Câu 11 :

Phương pháp:

Khi CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư thì: nCO2 = nCaCO3.

PTHH: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.

Từ số mol CO2 ⟹ số mol C6H12O6 (lý thuyết).

⟹ mC6H12O6 (LT) ⟹ mC6H12O6 (TT).

Lưu ý:

- Khi tính xuôi (tức là từ chất ban đầu tính sản phẩm) ta nhân hiệu suất.

- Khi tính ngược (tức là từ sản phẩm tính chất ban đầu) ta chia hiệu suất.

Cách giải:

Khi CO2 tác dụng với Ca(OH)2 dư thì: nCO2 = nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol

                   C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Lý thuyết:        0,1         ←                    0,2  (mol)

⟹ mC6H12O6 (LT) = 0,1.180 = 18 gam.

⟹ mC6H12O6 (TT) = 18 : 80% = 22,5 gam.

Chọn A.

Câu 12

Cách giải:

Khí hiđro là nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế cho các nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường.

Chọn B.

Câu 13

Phương pháp:

Tính theo PTHH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2.

Cách giải:

nNaOH = 0,1.1,5 = 0,15 mol.

PTHH:   Al  +  NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

(mol)    0,15 ←  0,15

⟹ mAl = 0,15.27 = 4,05 gam.

Chọn A.

Câu 14

Phương pháp:

Một số chất béo thường gặp:

+ Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

+ Triolein: (C17H33COO)3C3H5

+ Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5

+ Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

Cách giải:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH  3C17H35COONa + C3H5(OH)3.

Chọn C.

Câu 15

Phương pháp:

Phản ứng giữa oxit kim loại với axit có thể viết được là:

2H+ + O2- → H2O

⟹ nO(oxit) = ½.nH+.

BTKL: mKL = moxit - mO(oxit).

Cách giải:

Phản ứng giữa oxit kim loại với axit có thể viết được là:

2H+ + O2- → H2O

⟹ nO(oxit) = ½.nH+ = ½.0,425 mol = 0,2125 mol.

BTKL: mKL = moxit - mO(oxit) = 5,6 - 0,2125.16 = 2,2 gam.

Chọn A.

Câu 16

Phương pháp:

Ta có: Gly-Ala + 2NaOH → Gly-Na + Ala-Na + H2O

Từ số mol NaOH suy ra số mol peptit.

Tính khối lượng peptit: mpeptit = npeptit.Mpeptit.

Lưu ý:

Cách tính khối lượng mol của peptit A1-A2-…-An (peptit có chứa n mắt xích) là:

peptit = MA1 + MA2 + … + MAn - 18(n-1)

Cách giải:

Ta có:

Gly-Ala + 2NaOH → Gly-Na + Ala-Na + H2O

  0,15 ←     0,3                                                  (mol)

⟹ mGly-Ala = 0,15.(75 + 89 - 18) = 21,9 gam.

Chọn D.

Câu 17

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết tổng hợp về cacbohiđrat.

Cách giải:

Chất X có nhiều trong mía, củ cải đường, cây thốt nốt ⟹ Chất X là saccarozơ C12H22O11.

C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow{enzim}\) C6H12O6  +  C6H12O6

                                            Glucozơ      Fructozơ

C6H12O6 + H2 → C6H14O6 (sobitol)

Vậy X là saccarozơ và Z là sobitol.

Chọn B.

Câu 18

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về amino axit.

Cách giải:

Tên gọi của chất (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH là Valin.

Chọn A.

Câu 19

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về phản ứng thủy phân este.

Cách giải:

(a) đúng, vì khi chưa đun nóng thì các phản ứng chưa xảy ra.

(b) đúng, vì đều cung cấp nhiệt độ để phản ứng xảy ra.

(c) đúng, phản ứng thủy phân este trong MT kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(d) đúng, vì bình 1 có HCOOH và HCOOC2H5 dư, bình 2 có HCOONa đều có khả năng tráng gương.

Vậy cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Chọn A.

Câu 20

Phương pháp:

Tính theo PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Cách giải:

nAg = 4,32/108 = 0,04 mol.

PTHH:   Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

(mol)     0,02               ←                       0,04

⟹ mCu = 0,02.64 = 1,28 gam.

Chọn B.

Câu 21

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về dãy điện hóa của kim loại (tính khử của KL biến đổi ngược với tính oxi hóa của ion KL).

 

Cách giải:

Tính oxi hóa: Na+ < Al3+ < Cu2+ < Ag+.

Vậy kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+.

Chọn C.

Câu 22

Phương pháp:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

Cách giải:

A. Không có cặp điện cực ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

B. Không có cặp điện cực ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu; kim loại Cu sinh ra bám vào Zn tạo thành cặp điện cực Zn-Cu cùng nhúng trong dung dịch chất điện li ⟹ xảy ra ăn mòn điện hóa.

D. Không có cặp điện cực ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

Chọn C.

Câu 23

Phương pháp:

Tính độ bất bão hòa của X: k = (2.C + 2 - H)/2 = 3.

Mà X là este hai chức ⟹ gốc axit hoặc gốc ancol phải có 1 liên kết π (C=C).

Hai chất hữu cơ Z, T có nhóm chức khác nhau

⟹ liên kết đôi nằm bên gốc R' ⟹ Y là muối no.

Muối Y no (số C = số H) và mạch thẳng

⟹ CTCT của Y ⟹ CTCT của Z, T ⟹ CTCT của X.

Cách giải:

Độ bất bão hòa của X: k = (2.7 + 2 - 10)/2 = 3.

Mà X là este hai chức ⟹ gốc axit hoặc gốc ancol phải có 1 liên kết π (C=C).

Hai chất hữu cơ Z, T có nhóm chức khác nhau

⟹ liên kết đôi nằm bên gốc R' ⟹ Y là muối no.

Muối Y no (số C = số H) và mạch thẳng

⟹ Y là NaOOC-CH2-CH2-COONa.

⟹ Z là CH3OH và T là CH3CHO.

⟹ Công thức cấu tạo của X: CH3OOC-CH2-CH2-COOCH=CH2.

(a) sai, Z là CH3OH nên Z không tham gia phản ứng tách nước tạo anken.

(b) sai, T là CH3CHO nên T có thể làm mất màu dung dịch nước brom.

(c) đúng, PTHH: C2H4(COONa)2 + 2NaOH \(\xrightarrow[{{t}^{o}}]{CaO}\) C2H6 + Na2CO3.

(d) sai, chỉ có 1 CTCT của X thỏa mãn.

(e) đúng, T là CH3CHO nên có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Vậy có 3 phát biểu sai.

Chọn D.

Câu 24

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết tổng hợp về chất béo, cacbohiđrat, peptit, polime.

Cách giải:

(a) đúng.

(b) đúng.

(c) đúng.

(d) sai, từ tripeptit trở lên tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

(e) đúng, khi đó da thật có mùi khét đặc trưng như khi đốt tóc.

Vậy có 4 phát biểu đúng.

Chọn C.

Câu 25

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt.

Cách giải:

A. Fe không tác dụng với NaNO3.

B. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Chọn A.

Câu 26

Phương pháp:

Oxit lưỡng tính là oxit vừa tác dụng với dung dịch axit; vừa tác dụng với dung dịch bazơ tan tạo muối và nước.

Cách giải:

A. Na2O là oxit bazo.

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O.

B. MgO là oxit bazo.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.

C. Al2O3 là oxit lưỡng tính.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

D. Fe2O3 là oxit bazo.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

Vậy Al2O3 là oxit lưỡng tính.

Chọn C.

Câu 27

Phương pháp:

Dựa vào tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại.

Cách giải:

Hợp kim Na-K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.

Chọn C.

Câu 28

Phương pháp:

- Tìm Y:

+ CTPT C6H16O4N2

+ Sau phản ứng thu được các muối đều có 3C

+ Thu được hỗn hợp 2 amin kế tiếp

⟹ CTCT của Y.

- Tìm X:

+ CTPT C613O4N

+ Sau phản ứng thu được 3 muối đều có 3C trong đó có 2 muối của axit cacboxylic, 1 muối của α-amino axit

⟹ CTCT của X.

Cách giải:

- Tìm Y:

+ CTPT C6H16O4N2

+ Sau phản ứng thu được các muối đều có 3C

+ Thu được hỗn hợp 2 amin kế tiếp

⟹ CTCT của Y: CH3NH3OOC-CH2-COONH3C2H5.

- Tìm X:

+ CTPT C613O4N

+ Sau phản ứng thu được 3 muối đều có 3C trong đó có 2 muối của axit cacboxylic, 1 muối của α-amino axit

⟹ CTCT của X: C2H5COONH3-CH(CH3)-COOH.

C2H5COONH3-CH(CH3)-COOH + 2KOH → C2H5COOK + H2N-CH(CH3)-COOK + 2H2O

                       0,1                                         →       0,1                             0,1                           (mol)

CH3NH3OOC-CH2-COONH3C2H5 + KOH → CH2(COOK)2 + CH3NH2 + C2H5NH2

                      0,15                                       →        0,15                                                           (mol)

Muối G gồm:

C2H5COOK (0,1 mol) [M = 112]

H2N-CH(CH3)-COOK (0,1 mol) [M = 127]

CH2(COOK)2 (0,15 mol) [M = 180]

⟹ %mC2H5COOK = 22,00%.

Chọn C.

Câu 29

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của este.

Cách giải:

A sai, vì metyl axetat không có phản ứng tráng bạc.

B đúng, vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) có hai liên kết π.

C sai, vì tristearin là chất béo no nên không tác dụng với dung dịch Br2.

D sai, chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Chọn B.

Câu 30

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về amin, amino axit, protein.

Cách giải:

A đúng.

B đúng, vì Gly, Ala, Val đều có 1N.

C sai, Lys có 2 NH2 > 1 COOH nên làm quỳ tím chuyển xanh.

D đúng.

Chọn C.

Câu 31

Cách giải:

(a) CO2 + NaOH dư → Na2CO3 + H2O

⟹ không thu được kết tủa.

(b) Cu + 2FeCl3 dư → CuCl2 + 2FeCl2

⟹ không thu được kết tủa.

(c) HCl + NaAlO2 dư + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl

⟹ thu được kết tủa Al(OH)3.

(d) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓

⟹ thu được kết tủa Ag.

(e) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

⟹ thu được kết tủa CaCO3.

Vậy có 3 thí nghiệm thu được kết tủa là (c), (d), (e).

Chọn A.

Câu 32

Cách giải:

Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3, được dùng để sản xuất kim loại Al.

Chọn D.

Câu 33

Phương pháp:

Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên.

Cách giải:

Polipeptit là polime thiên nhiên.

Chọn D.

Câu 34

Phương pháp:

Este làm mất màu Br2 gồm:

+ Este có chứa liên kết π kém bền.

+ Este có chứa đầu HCOO- (tính chất như anđehit).

Cách giải:

Các este làm mất màu Br2: vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4).

Chọn D.

Câu 35

Phương pháp:

Bậc amin = Số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Cách giải:

A. (CH3)2CH-NH2: amin bậc một.

B. CH3-NH-CH3: amin bậc hai.

C. (CH3)3N: amin bậc ba.

D. H2N-CH2-NH2: amin bậc một.

Chọn B.

Câu 36

Phương pháp:

Lý thuyết về hợp chất của sắt.

Cách giải:

A. FeCl2: sắt(II) clorua.

B. Fe(NO3)3: sắt(III) nitrat.

C. Fe2O3: sắt(III) oxit.

D. FeCl3: sắt(III) clorua.

Chọn D.

Câu 37

Phương pháp:

Phản ứng nhiệt luyện là phản ứng sử dụng các chất khử (C; CO; H2; Al) để khử các oxit kim loại.

Cách giải:

Phản ứng nhiệt luyện trong các phản ứng trên là 4CO + Fe3O4   3Fe + 4CO2.

Chọn B.

Câu 38

Phương pháp:

Dựa vào tính chất của sắt và hợp chất của sắt.

Cách giải:

A. Fe + HCl → FeCl2 + H2.

B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

C. 2Fe + 3Cl2   2FeCl3.

D. Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O.

Chọn C.

Câu 39

Phương pháp:

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ bớt ion Mg2+, Ca2+ ra khỏi nước.

Cách giải:

Nước cứng tạm thời chứa các ion: Mg2+, Ca2+, HCO3-.

Ta có thể dùng NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời do:

OH- + HCO3- → CO32- + H2O.

Mg2+ + CO32- → MgCO3↓.

Ca2+ + CO32- → CaCO3↓.

Chọn A.

Câu 40

Phương pháp:

Kim loại kiềm thổ là các kim loại thuộc nhóm IIA.

Cách giải:

Kim loại kiềm thổ gồm có: Be; Mg; Ca; Sr; Ba; Ra.

Chọn B.

 

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Hóa lớp 12

Giải bài tập hóa học lớp 12 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 12 giúp để học tốt hóa học 12, giúp luyện thi THPT Quốc gia

CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT

CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT

Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 12

CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG - HÓA 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 12

Xem Thêm

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.