Giải mục II trang 14, 15 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức

Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí. Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là bao nhiêu. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì. Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm trong hình 2.7 và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ nào có thể xảy ra trong phòng thực hành.

Bài làm:

Hoạt động 1

Giải hoạt động 1 trang 14 SGK Vật Lí 10

Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí?

Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.4 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

*) Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4 là:

a) Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện => bị giật

b) Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện => có thể làm dây điện bị đứt

c) Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ => rất dễ bị giật điện

d) Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt

e) Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn => hư hỏng thiết bị thí nghiệm.

*) Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:

- Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện

- Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao

- Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn

- Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo

- Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện


Câu hỏi 1

Giải câu hỏi 1 trang 14 SGK Vật Lí 10

1. Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là bao nhiêu?

2. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 2.5 để trả lời.

- Sử dụng khái niệm giới hạn đo: là số đo lớn nhất ghi trên dụng cụ.

Lời giải chi tiết:

1. Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là 3A.

2. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể làm cho ampe kế bị hư hỏng.


Câu hỏi 2

Giải câu hỏi 2 trang 15 SGK Vật Lí 10

Điều chỉnh vị trí của kim đo, chọn thang đo và cắm vị trí của các dây đo trên đồng hồ đa năng (Hình 2.6) để đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.6.

Lời giải chi tiết:

Điều chỉnh kim đo, thang đo trên đồng hồ vạn năng bằng cách vận núm điều chỉnh ở giữa đồng hồ về vị trí cần tìm, vặn núm quay về bên phải để đo cường độ dòng điện, vặn núm về bên trái để đo hiệu điện thế.

Chú ý: DC là đo dòng một chiều, AC là đo dòng xoay chiều.


Hoạt động 2

Giải hoạt động 2 trang 15 SGK Vật Lí 10

Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm trong hình 2.7 và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ nào có thể xảy ra trong phòng thực hành?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.7 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện

b) Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện: rất dễ làm các tia điện bén vào gây cháy nổ

c) Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.

Xem thêm lời giải SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức

Để học tốt SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm