Giải VBT ngữ văn 7 bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả (Lớp 7)
Bài làm:
Câu 1
Câu 1 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Điền ch hoặc tr vào chỗ trống:
Lời giải chi tiết:
Đáp án: chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
Câu 2
Câu 2 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm:
Lời giải chi tiết:
Đáp án: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
Câu 3
Câu 3 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Điền giành hoặc dành vào chỗ trống:
Lời giải chi tiết:
Đáp án: dành dụm, tranh giành, giành độc lập.
Câu 4
Câu 4 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống:
Lời giải chi tiết:
Đáp án: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ nhục.
Câu 5
Câu 5 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch hoặc tr.
Lời giải chi tiết:
a. Bắt đầu bằng ch: chạy, chơi, chào, chuyền, chuyển, chết, chùng, chao, chuồn, chua, chát...
b. Bắt đầu bằng tr: trèo, trộm, trao, trôi, trũng, trập trùng, truyền,...
Câu 6
Câu 6 (trang 154 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Lời giải chi tiết:
a, Có thanh hỏi: khỏe, khổ sở, mỏi, giảm, lảo đảo,...
b, Có thanh ngã: rõ, nhão, hẫng, mãi mãi, trũng,...
Câu 7
Câu 7 (trang 155 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm từ hoặc cụm từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
Lời giải chi tiết:
a, Trái nghĩa với chân thật: giả, giả dối, giả tạo, giả mạo.
b, Đồng nghĩa với từ biệt: từ giã.
c, Dùng chày và cối làm cho giập, nát, hoặc tróc lớp ngoài: giã.
Câu 8
Câu 8 (trang 155 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Đặt câu với mỗi từ trong các cặp sau đây:
Lời giải chi tiết:
a, lên, nên
- Câu 1: Thuở nhỏ lũ con nít chúng tôi thường trèo lên cây khế sau nhà để hái trái.
- Câu 2: Muốn nên người, mỗi học sinh cần phải tu dưỡng đạo đức và trí tuệ.
b, vội, dội
- Câu 1: Bạn tôi có vẻ tất tả vội vàng lắm, chắc nó đang có chuyện gấp.
- Câu 2: Tiếng chày từ làng bản vang dội khắp núi rừng.
Câu 9
Câu 9 (trang 155 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Em hãy tự nhận xét về các lỗi chính tả của em trong các bài tập làm văn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh đọc lại các bài tập làm văn của mình ở năm học lớp 7, tổng kết lại những lỗi chính tả thường gặp (về chữ cái, dấu thanh) và nêu ví dụ cụ thể vào bảng mẫu.
Xemloigiai.com