Hệ sinh thái

Lý thuyết hệ sinh thái sinh học 12 Khái niệm hệ sinh thái, thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái.

Lý thuyết:

 I. Khái niệm hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

- Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

- Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái. 

Ví dụ: Hệ sinh thái nhỏ nhất: 1 giọt nước ao hồ (có nhiều vi sinh vật sống trong đó).

II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinhlà môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật:

1. Thành phần vô sinh

+ Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)

+ Các yếu tố thổ nhưỡng.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh

Thành phần hữu sinh của quần xã gồm:

+ Sinh vật sản xuất: đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.

+ Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật, sau là những loài động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân hủy: nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất

1. Các hệ sinh thái tự nhiên

- Các hệ sinh thái trên cạn (rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới)

- Các hệ sinh thái dưới nước (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi, ao, hồ, sông, suối...).

2. Các hệ sinh thái nhân tạo

- Các hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố... đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Hệ sinh thái nông nghiệp cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại.

Sơ đồ tư duy Hệ sinh thái:

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Sinh lớp 12

Giải bài tập sinh lớp 12 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 12 giúp để học tốt sinh học 12, luyện thi THPT Quốc gia

PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC

PHẦN SÁU. TIẾN HÓA

PHẦN BẢY. SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI , SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.