Bài soạn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)

Trong cuộc sống của con người, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu. Vì đó là cách để nối kết, trao đổi thông tin giữa con người với con người. Mời các bạn tham khảo bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) dưới đây!


II. Luyện tập

[Luyện tập] Bài tập 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”

a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (Về lứa tuổi, giới tính)

b) Hoạt động này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

c) Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

d) Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Trả lời:

a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những nam thanh nữ tú trẻ tuổi. Dù không xuất hiện trực tiếp trong đoạn hội thoại nhưng nhân vật cô gái (nàng) trong hai câu ca dao chính là chủ thể tiếp nhận lời nói của chàng trai trong vân bản.

b) Hoạt động này diễn ra vào đêm trăng thanh, yên tĩnh và vắng lặng. Thời điểm và không gian ấy rất thích hợp để trò chuyện, tâm tình giữa những người trẻ, để nói chuyện yêu đương.

c)

  • Nhân vật anh sử dụng những hình ảnh mang tính hình tượng cao - đặc trưng của lối nói trong ca dao: Anh chàng nói với cô gái về chuyện “tre non đã đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng’’ tính chuyện “đan sàng’’.
  • Cách nói này tế nhị để chàng trai ướm hỏicô gái. Có ý kiến cho rằng Chàng trai ví tình cảm của hai người đã trưởng thành, đã sâu đậm nên tính chuyện hôn nhân.

d. Chuyện “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” cũng giống như chuyện “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, vì thế cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói này vừa có hình ảnh, vừa giàu sắc thái tình cảm lại vừa tế nhị nên dễlàm rung động và dễ thuyết phục người nghe.

[Luyện tập] Bài tập 2: Đọc đoạn dối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ, với một ông già) và trả lời câu hỏi.

A Cổ sung sướng chào:

- Cháu chào ông ạ!

Ông vui vẻ nói:

- A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?

- Thưa ông, có ạ!

(Bùi Nguyên Khiết, Người du kích trên núi chè tuyết)

a) Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? (Chọn trong các từ: chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp)

b) Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

c) Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

Trả lời:

a) Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện những hành động nói cụ thể:

  • Hành động chào (Cháu chào ông ạ !)
  • Hành động chào đáp (A Cổ hả ?)
  • Hành động khen (Lớn tướng rồi nhỉ ?)
  • Hành động hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?)
  • Hành độngtrả lời (Thưa ông, có ạ !).

b. Văn bản có ba câu đều viết ở dạng câu hỏi nhưng mỗi câu lại có mục đích khác nhau

  • Câu (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?)là thực sự để hỏi và A Cổ đã trả lời câu hỏi này.
  • Câu “A Cổ hả ?’’ mang hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là chỉ câu chào đáp
  • Câu “Lớn tướng rồi nhỉ ?’’ là một lời khen, do đó A Cổ không trả lời.

c. Lời nói của nhân vật đã chứng tỏ A Cổ và ông già có mối quan hệ khá thân thiết với nhau:

  • Lời của nhân vật A Cổ đối với ông thể hiện sự kính trọng (Thưa ông, ạ).
  • Lời của ông già thể hiện thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu (hả, nhỉ).

[Luyện tập] Bài tập 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Hồ Xuân Hương)

a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ và hình ảnh như thế nào?

b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ, cuộc đời, thân phận tác giả,...) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?

Trả lời:

a) Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ dù bị xã hội vùi dập, chà đạp.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh chiếc bánh trôi với những từ ngữ đặc trưng miêu tả hình dáng của nó để ẩn dụ cho vẻ đẹp phẩm ngoại hình, phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ.

b) Người đọc căn cứ vào những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ và cả những đặc điểm về cuộc đời, thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương để có thể cảm nhận và lĩnh hội bài thơ:

  • Căn cứ vào các từ ngữ “trắng”, “tròn”, “tấm lòng son” - những đặc điểm của chiếc bánh trôi về vẻ bề ngoài và nhân bên trong

=> Cũng là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp ngoại hình trắng trẻo, mịn màng, phúc hậu của những người phụ nữ. Đồng thời dù trải qua những sóng gió của cuộc đời, tấm lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ với người yêu, người chồng của mình vẫn vẹn nguyên như ngày đầu.

  • Thân phận của người phụ nữ được ẩn dụ qua thành ngữ “bảy nổi ba chìm” - cách để bánh trôi chín và có thể ăn được. Bởi người phụ nữ xưa không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là người đàn ông trong xã hội.
  • Cuộc đời và thân phận của Hồ Xuân Hương: bà là người phụ nữ tài năng, cá tính song đường tình duyên lận đận, không trọn vẹn. Bà khao khát nhiều nhưng phải chịu kiếp làm vợ lẽ, sống trong sự thiếu thốn tình cảm và hắt hủi của nhà chồng. Chính vì thế, Hồ Xuân Hương càng thêm thấu hiểu, cảm thông và đau đớn cho trước thân phận của những người phụ nữ giống như mình

[Luyện tập] Bài tập 4: Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

THÔNG BÁO

(Về việc tổng vệ sinh toàn trường)

Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới 5/6, Đoàn trường THPT ..... tổ chức phát động buổi tổng vệ sinh toàn trường nhằm gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp

- Nội dung công việc: Làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường.

- Thời gian tiến hành: từ 7 giờ sáng ... ngày ... tháng ... năm ...

- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh các khối 10,11,12.

- Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc và dụng cụ lao lao động cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh có mặt đúng giờ và đông đủ, tham gia lao động tích cực để phong trào được thành công tốt đẹp.

..., ngày ... tháng ... năm ...

Bam giám hiệu

[Luyện tập] Bài tập 5: Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần để ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây:

a) Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận?

b) Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?

c) Thư viết về vấn đề gì?

d) Thư viết để làm gì?

e) Nên viết như thế nào?

Anh (chị) hãy phân tích những điều nói trên qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 dưới đây:

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngay khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hay cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giờ nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng tam làm sao cho chúng ta theo kịp được các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

HỒ CHÍ MINH

Trả lời:

a. Nhân vật giao tiếp

Bác Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước, đã viết thư gửi cho học sinh toàn quốc – những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

b. Hoàn cảnh giao tiếp

Đất nước vừa mới trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ và giành được độc lập. Đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c. Nội dung giao tiếp

  • Đầu thư Bác đã nhắc đến niềm vui của học sinh vì được hưởng nền độc lập, tự do và được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".
  • Nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước.
  • Cuối thư là lời chúc tốt đẹp của Bác Hồ gửi tới học sinh cả nước.

d. Mục đích giao tiếp

Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, đồng thời nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước.

e. Ngôn ngữ giao tiếp

Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, thể hiện tình cảm yêu mến và tin tưởng của Bác Hồ với các em học sinh. Đồng thời nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong tương lai.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 10

Soạn bài môn văn lớp 10 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 10, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm