Bài soạn siêu ngắn: Lập dàn ý bài văn tự sự - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Lập dàn ý bài văn tự sự - sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Trả lời câu hỏi:

1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.

2. Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể rút ra được bài học chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự: hình thành ý tưởng, để dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.

II. Lập dàn ý

Trả lời câu hỏi:

1: Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý sau:

a. Trường hợp 1:

  • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
  • Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.
    • Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).
    • Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào?…).
  • Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu ?

b. Trường hợp 2:

  • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
  • Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
    • Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào ?
    • Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…),
  • Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

2: Cách lập dàn ý một bài văn tự sự

Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...

Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

III. Luyện tập

[Luyện tập] Bài tập 1: V. Lê-nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”...

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu nhân vật và câu chuyện định kể một cách sơ lược, khái quát

Thân bài: Kể chi tiết sự việc

  • Trong một phút yếu mềm, bạn học đã mắc sai lầm: kể những sự việc, sự kiện dẫn đến sai lầm của nhân vật.
  • Quá trình chiến thắng bản thân của nhân vật: Miêu tả cụ thể từ suy nghĩ, cảm xúc đến hành động; quá trình đấu tranh của cái tôi; chú ý tập trung vào các sự kiện dẫn đến sự chuyển biến  mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của nhân vật.
  • Kết quả của sự việc

Kết bài: Suy nghĩ của người viết và bài học rút ra.

[Luyện tập] Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh (chị) được trực tiếp chứng kiến...

Mở bài: Giới thiệu về tình bạn của hai người bạn.

Thân bài:

  • Miêu tả qua về hai bạn
  • Tính cách, hoàn cảnh, tình bạn của hai người.
  • Những công việc cụ thể hàng ngày 2 bạn đó giúp đỡ nhau như thế nào?
  • Hai bạn giúp nhau vượt thử thách ra sao?
  • Những kết quả đạt được ( đạt giải trong các kì thì, luôn là đôi bạn cùng tiến trong học tập,..)
  • Mở rộng: không những là người học trò giỏi, mà còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên, tham gia tình nguyện…
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Kết bài:

  • Khẳng định tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta vượt qua những khó khăn “học thầy không tày học bạn”
  • Liên hệ bản thân.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 10. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 10 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm