Bài soạn siêu ngắn: Tam đại con gà - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Tam đại con gà - trang 78 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu truyện

  • Truyện cười là những truyện kể dân gian có yếu tố gây cười mang tính giải trí đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con người hay vạch trần những điều không hay trong giai cấp thống trị lãng đạo.
  • Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay dốt nát trong cuộc sống. Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ không chỉ gây cười mà còn mang tính chất giáo dục.
  • Tam đại con gà là thuộc về truyện cười trào phúng hướng sự châm biếm, đả kích vào những kẻ "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ", càng che đậy cái dốt càng dễ lộ ra.
  • Bố cục:
    • Mở truyện: Câu đầu – giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên 
    • Thân truyện: Tiếp đến – “ Tam đại con gà nghĩa là làm sao?” và các tình huống mâu thuẫn gây cười.
    • Kết truyện: Câu cuối – Lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ, bật lên tiếng cười.

Câu 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy’’ qua việc phân tích ba khía cạnh sau: “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ? “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ? Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?

Trả lời:

  • Mở đầu câu truyện là mâu thuẫn giữa cái dốt và sự thích khoe khoang của nhân vật "thầy":  Dốt tới mức một chữ cũng không biết đọc biết viết, tự cho mình học rộng tài cao. Biết mình dốt nhưng lại cố che đậy =>
  • Mâu thuẫn tự nhiên ở đây đó là đã dốt rồi lại giấu dốt, càng đậy thì cái bản chất dốt nát lại càng bị lộ tẩy.
  • Các tình huống được thể hiện đó là:
    • Tình huống 1: Gặp chữ “ kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “ dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khẽ khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bầy trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to => không chỉ dốt nát, lại còn mê tín.
    • Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do. Thầy còn nghĩ “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa “ . Biết được và tự nhận thức được cái dốt của mình ==> Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.
  • Qua chỉ hai tình huống, cái bản chất "dốt" của thầy đồ đã được bộc lộ rõ ra. Cái mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật này là dốt >< khoe giỏi. Thầy đồ, dù đã biết mình dạy dốt vẫn cứ nhất quyết bao biện bằng một cái "lí sự cùn" hoàn toàn không thể tin tưởng được.

Câu 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?)

Trả lời:

  • Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam đại con gà, Câu chuyện không phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt mà thông qua đó, nó phê phán tật xấu – giấu dốt – có trong một bộ phận nhân dân. Câu chuyện còn ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.
  • Tuy nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ yếu vẫn mang tính chất giải trí - cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

[Luyện tập] Hãy phân tích hành động và lời nói của nhân vật "thầy" để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện.

Trả lời:

  • Lời nói của nhân vật: 
    • Dủ dỉ là con dù dì
    • Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
    • Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

=> Những lời nói của ông "thầy" càng nói càng bộc lộ rõ cái dốt nát bởi đó là những lời vô nghĩa để ngụy biện nhằm che giấu cái dốt của mình.

  • Hành động của nhân vật ông "thầy": bí quá nên nói liều, bảo học sinh đọc nhỏ lại vì sợ người ta nghe thấy; về nhà xin ba đài âm dương ở ban thổ công; hôm sau bảo lũ trẻ đọc cho to

=> Hành động của ông thầy càng làm cho tiếng cười thêm sảng khoái: Ban đầu là thận trọng bảo học sinh đọc nhỏ nhưng cuối cùng, khi được sự "đồng thuận" qua ba lần gieo quẻ âm dương, thầy lấy làm đắc chí lắm tin tưởng tuyệt đối vào thổ công.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 10. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 10 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm