Bài soạn siêu ngắn: Văn bản - Ngữ văn lớp 10

Bài soạn siêu ngắn: Văn bản - sgk ngữ văn lớp 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


 

I. Khái niệm, đặc điểm

Trả lời câu hỏi:

a)

  • Các văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng để trao đổi thông tin, truyền đạt kinh nghiệm và bày tỏ cảm xúc.
  • Số câu trong mỗi văn bản không giống nhau: văn bản (1) chỉ có 1 câu, văn bản (2) có 4 câu, văn bản (3) có nhiều câu, nhiều đoạn.

b)

  • Các văn bản trên đề cập tới các vấn đề:
    • Văn bản (1) truyền đạt kinh nghiệm của người xưa về việc lựa chọn và kết bạn.
    • Văn bản (2) lời giãi bày về thân phận hẩm hiu của người phụ nữ xã hội phong kiến.
    • Văn bản (3) đề cập tới vấn đề chính trị, sự kiện trọng đại liên quan tới vận mệnh của đất nước.
  • Các vấn đề ấy được triển khai một cách thống nhất trong văn bản. Các câu trong văn bản có dung lượng dài (văn bản 2 và 3) có sự liên kết với nhau về mặt nghĩa hoặc về mặt hình thức.

c)

  • Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von).
  • Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
    • Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".
    • Thân bài: tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".
    • Kết bài: Phần còn lại.

d)

  • Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Phần mở đầu: tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc !) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, gây sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" cho cuộc giao tiếp.
  • Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

e)

Mục đích của việc tạo lập:

  • Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống.
  • Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

Ghi nhớ: SGK

II. Các loại văn bản

Trả lời các câu hỏi:

1.

  • Vấn đề được đề cập tới trong ba văn bản: Văn bản 1 là truyền đạt một kinh nghiệm sống; văn bản 2  nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa; văn bản 3 bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị
  • Ở văn bản 1, 2 từ ngữ được sử dụng trong văn bản là những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày cùng những hình ảnh mang tính ẩn dụ như mực - đèn, đen - sáng; hạt mưa sa - giếng - vườn hoa - đài các - ruộng cày
  • Ở văn bản 3 từ ngữ được sử dụng trong văn bản là những từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị được thể hiện một cách trực tiếp bằng những lí lẽ, lập luận như kháng chiến, hòa bình, độc lập, nô lệ. Tổ quốc,...

=> Văn bản 1 và 2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; văn bản 3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

2.

a) Phạm vi sử dụng của các văn bản:

  • Văn bản 2 sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật
  • Văn bản 3 sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp chính trị
  • Các bài học trong sách giáo khoa được sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học
  • Đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh được sử dụng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp

  • Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
  • Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến.
  • Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.
  • Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c.

  • Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.
  • Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.
  • Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.
  • Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

  • Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.
  • Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.
  • Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục...
  • Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

Ghi nhớ: SGK

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 10 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 10. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 10 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm