Giải địa lí 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - trang 77 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

  • Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
  • Nguyên nhân: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt trời

2. Biểu hiện của quy luật

a. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất:  có 7 vòng đai nhiệt Trái đất

  • Vòng đai nóng: Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20Oc của hai bán cầu.
  • Hai vòng đai ôn hòa: Nằm giữa các đường đặng nhiệt năm +20oc và đường đẳng nhiệt +100c của tháng nóng nhất.
  • Hai vòng đai lạnh: Nằm giữa đường đẳng nhiệt +10oc và 0oc của tháng nóng nhất.
  • Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu: nhiệt độ quanh năm đều dưới 0oc.

b. Các đai khí áp và đới gió trên Trái đất

  • 7 đai khí áp: 3 đai áp thấp, 4 đai áp cao
  • 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 Đông cực.

c. Các đới khí hậu trên Trái đất: Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:

  • Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
  • Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
  • Tuân thủ theo quy luật địa đới.

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm:

  • Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
  • Nguyên nhân: Sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

2. Biểu hiện của quy luật

a. Quy luật đai cao

  • Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
  • Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
  • Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật, đất theo độ cao.

b. Quy luật địa ô

  • Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo kinh độ
  • Nguyên nhân: Sự phân bố đất liền và biển, đại dương, các dãy núi theo chiều kinh tuyến.
  • Biểu hiện: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào hình 12.1, hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp...

Dựa vào hình 12.1, hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và những đới gió nào?

Trả lời:

Trên bề mặt Trái đất có 7 đai khí áp:

  • Đai áp thấp xích đạo
  • Hai đai áp cao chí tuyến
  • Hai đai áp thấp ôn đới
  • Hai đai áp cao cực

Các đới gió trên Trái đất:

  • Gió Mậu Dịch
  • Gió Tây Ôn Đới
  • Gió Đông Cực

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 14, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có mấy ....

Dựa vào kiến thức đã học ở bài 14, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? Hãy kể tên các đới khí hậu đó?

Trả lời:

Ở mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu. Đó là các đới khí hậu: Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

Câu 3: Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết:

  • Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới hay không?
  • Hãy lần lượt kể tên từng kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo.
  • Hãy lần lượt kể trên từng nhóm đất từ cực về Xích đạo.

Trả lời:

Quan sát hình 19.1 và 19.2 ta thấy:

  • Sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất đều tuân theo quy luật địa đới.
  • Từ cực về xích đạo có các kiểu thảm thực vật như sau:
    • Hoang mạc lạnh
    • Đài nguyên
    • Rừng là kim
    • Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới
    • Rừng cận nhiệt ẩm
    • Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
    • Hoang mạc, bán hoang mạc;
    • Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao;
    • Xa van, cây bụi;
    • Rừng nhiệt đới, xích đạo.
  • Các nhóm đất từ cực về Xích đạo:
    • Băng tuyết, đất đài nguyên;
    • Đất pốt dôn;
    • Đất nâu;
    • Xám rừng lá rộng ôn đới;
    • Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao;
    • Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng;
    • Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm;
    • Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc;
    • Đất đỏ, nâu đỏ xavan;
    • Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

Câu 4: Quan sát hình 19.1, hãy cho biết : Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 40°B...

Quan sát hình 19.1, hãy cho biết : Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 40°B từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật nào ? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?

Trả lời:

Ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 40°B từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật:

Các kiểu thảm thực vật:

  • Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  • Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
  • Rừng lá kim.
  • Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
  • Rừng lá kim.

Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương và dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây. Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu irons lục địa càng nóng và khô. Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển chắn gió biển nên cũng khô.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, và các biểu hiện của quy luật....

Trình bày khái niệm, nguyên nhân, và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới?

Trả lời:

 

Khái niệm

Nguyê n nhân

 

Biểu hiện

Quy luật địa đới

Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).

Do dạng hình cầu của trái đất và bực xạ mặt trời

Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.

Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.

Các đới khí hậu trên Trái đất.

Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

 

Quy luật phi địa đới

Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

Do nguồn năng lượng bên trong của Trái đất. nguồn cung cấp năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đai dương và địa hình núi cao.

Quy luật đai cao được biểu hiện: Sự phân bố của các vành đai thực vật và đất theo độ cao địa hình.

Quy luật địa ô được biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh tuyến.

Câu 2: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí?

Trả lời:

  • Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt: vòng đai nóng chung hai bán cầu, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh, 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu.
  • Các đới gió trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
  • Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo
  • Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.
  • Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm