Giải địa lí 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số - trang 82 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số nhé.


I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới ....

Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai?

Trả lời:

Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người: Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người này càng rút ngắn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

=> Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ vào những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khở và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy còn giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.

Câu 2: Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới....

Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì năm 1950- 2005?

Trả lời:

  • Thời kì 1950 – 2005, tỉ suất sinh thô của toàn thế giới cao hơn các nước phát triển và thấp hơn các nước đang phát triển: tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều lần các nước phát triển.
  • Trong nửa thế kỉ. từ 1950 – 2005. tỉ suất sinh thô của toàn thế giới, các nước phát triển. các nước đang phát triển đều có xu hướng giảm nhanh. Tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển giảm nhanh hơn so với các nước đang phát triển và toàn thế giới (giảm 2.1 lần so với 1,75 lần và 1,71 lần).

Câu 3: Dựa vào hình 22.3, em hãy cho biết:

  • Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?
  • Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm?

Trả lời:

Có 5 nhóm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:

  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ≤ 0%: Nga, Đông Âu
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Cadắctan, Tây Âu…
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = 1 -1,9%: Việt Nam, Ấn Độ, Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = 2-2,9%: Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút, Pakistan, Ápganixtan,Vêlêduêla, Bôlivia,..
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ≥ 3%: Côngô, Mali, Yêmen, Mađagaxca…

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% ....

Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2%  và không thay đổi trong thời kì 1995- 2000.

Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:

Năm

1995

1997

1998

1999

2000

Dân số (Triệu người)

?

?

975

?

?

Trả lời:

Ta đặt dân số thế giới qua các năm như sau:

  • Năm 1998 là D8
  • Năm 1999 là D9
  • Năm 2000 là D0
  • Năm 1997 là D7
  • Năm 1995 là D5.

Ta có công thức:

  • D8 = D7 + Tg.D7 = D7 (Tg+1)
  • D7 = D8 : Tg + 1 = 975 : 1,02 = 955,9 triệu người.
  • D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (Tg+1) = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.
  • D0 = D9 (Tg+1) = 994,5. 1,02 = 1014,4 triệu người.
  • D7 = D6 + Tg.D6 = D6 (Tg+1) => D6 = D7/ (Tg+1) = 995,9/1,02 = 937,2 triệu người.
  • D6 = D5 + Tg.D5 => D5= D6/ (Tg+1) = 9377,2/1,02 = 918,8 triệu người.

Kết quả cuối cùng cụ thể như bảng sau:

Năm

1995

1997

1998

1999

2000

Dân số (Triệu người)

918,8

955,9

975

994,5

1014,4

Câu 2: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Trả lời:

  • Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
  • Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.

Câu 3: Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề...

Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường.

Trả lời:

Dân số đã gây sức ép nặng nề đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường ở địa phương em. Cụ thể là:

  • Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,…
  • Xã hội: thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế……..gặp nhiều khó khăn.
  • Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm