Giải địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản - trang 4 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

  • Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
  • Công thức tính:

                           Mật độ dân số = Dân số/ Diện tích (người/km2)

2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều trong không gian

  • Dân cư tập trung đông: Tây Âu, Nam Âu, Đông Nam Á…
  • Dân cư tập trung thưa thớt: Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, châu Đại Dương…

b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian

  • Châu Á, Châu Âu giảm dần
  • Châu Đại Dương, Châu Phi, Châu Mĩ tăng lên

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

  • Nhân tố tự nhiên:
    • Khí hậu
    • Nguồn nước
    • Địa hình và đất đai
    • Khoảng sản
  • Nhân tố Kinh tế - xã hội:
    • Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
    • Tính chất nền kinh tế
    • Lịch sử khai thác lãnh thổ
    • Chuyển cư.

II.  Các loại hình quần cư

(Học sinh đọc và tham khảo thêm)

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm

  • Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm: 3 đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

Từ năm 1900 - 2005:

  • Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).
  • Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

  • Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
  • Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
  • Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật, ….

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

  • Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
  • Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
    • Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất)
    • Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét  về tình hình phân bố....

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét  về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy:

  • Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều
  • Các khu vực tập trung đông dân: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Nam Âu…
  • Các khu vực thưa dân trên thế giới là: Châu Đại Dương, Trung Phi, Bắc Mĩ…

Câu 2: Dựa vào bảng 24.2, hãy nên sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư....

Dựa vào bảng 24.2, hãy nên sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 – 2005?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.

  • Số dân chấu Á đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
  • Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức tăng giảm liên tục cho đến ngày nay.
  • Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX, liên quan đến các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.

Câu 3: Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị  và nông thôn....

Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị  và nông thôn trên thế giới  trong thời kì 1900 – 2005?

Trả lời:

Quan sát bảng số liệu ta thấy:

  • Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng nhanh, dân số ngày càng tập trung vào các thành phố. Đến hết năm 2005, dân số đô thị chiếm 48%.
  • Ti lệ dân nông thôn ngày càng giảm. Vào năm 1900, dân số nông thôn chiếm 86,4%, nhưng đến năm 2005, chỉ còn 52%.

Câu 4: Căn cứ vào hình 24 (trang 96 - SGK), em hãy cho biết:

  • Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
  • Nhũng châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất?

Trả lời:

  • Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở châu Mĩ, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Á, Đông Á, Ô-xtrây-li-a.
  • Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất: Châu Phi, Nam Á. Đông Nam Á

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân....

Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó.

Trả lời:

Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay là:

  • Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
  • Biến động về phân bố dân cư theo thời gian

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

  • Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
  • Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...

Câu 2: Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị....

Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn?

Trả lời:

  • Quần cư nông thôn:
    • Xuất hiện sớm, phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp.
    • Nông nghiệp là hoạt động chính của quần CƯ nông thôn, ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thể thao,...
  • Quần cư thành thị: gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu (trang 97 - SGK), hãy:

  • Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.
  • Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dần số thế giới và các châu lục.

Trả lời:

Châu lục

Mật độ dân số (người/km2)

Châu Phi

29,9

Châu Mĩ

21,1

Châu Á (trừ LB Nga)

123,3

Châu Âu (kể cả LB Nga)

31,7

Châu Đại Dương

3,9

Toàn thế giới

47,8

Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm