Giải địa lí 10 bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - trang 138 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải

1. Vai trò

  • Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
  • Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
  • Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
  • Thúc đẩy hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
  • Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
  • Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.

2. Đặc điểm

  • Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
  • Các tiêu chí đánh giá:
    • Khối lượng VC (số hành khách,số tấn hàng hoá)
    • Khối lượng luân chuyển (người.km ; tấn . km)
    • Cự li vận chuyển trung bình (km)
  • Công thức tính:
    • Khối lượng vận chuyển= Khối lượng luân chuyển / Cự li vận chuyển+ KLLC=KLVC×Cự li vận chuyển.
    • Cự li vận chuyển= Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

1. Điều kiện tự nhiên

  • Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
  • Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
  • Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
  • Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
  • Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

2. Các điều kiện kinh tế - xã hội

  • Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải.
    • Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
    • Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển,phân bố,hoạt động ngành giao thông vận tải.
    • Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển
  • Phân bố dân cư ( đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách ( vận tải bằng ô tô).

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông...

Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới?

Trả lời:

Những tiến bộ của giao thông vận tải làm cho tốc độ vận tải ngừoi và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho chi phí vận chuyển giảm đáng kể, trong khi mức độ tiện nghiê, an toàn tăng lên. Vì vậy, các cơ sở sản xuất  đặt tại các vị trí lớn, các đầu mối giao thông vận tải  cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thị. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

Do sự tiến bộ của giao thông vận tải, nên dân cư không cần tập trung nơi công sở (nơi họ làm việc) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân với quy mô lớn đến khai khẩn tai nguyên.

Câu 2: Em hãy kể tên một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng...

Em hãy kể tên một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc của vùng băng giá gần Cực Bắc?

Trả lời:

Một số loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, của vùng băng giá cực Bắc:

  • Vùng hoang mạc: lạc đà (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (ô tô, trực thăng,…).
  • Vùng băng giá gần Cực Bắc: xe quêt (thô sơ) và các phương tiện hiện đại (tàu phá băng nguyên tử, trực thăng,…).

Câu 3: Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng...

Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường; sông (chính vì thế ở nước ta vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường hộ).

Mạng lưới sông ngòi dày đặc lại không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà,… và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc- Nam (quốc lộ I, đường sắt Thống Nhất).

Câu 4: Dựa vào sơ đồ trên và kiến thức đã học hãy phân tích tác động...

Dựa vào sơ đồ trên và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của ngành công nghiệp tới dự phát triển và phân bố, cũng như hoạt động của ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Sự phát triển các trung lâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi,...

Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Trả lời:

  • Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.
  • Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
  • Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

Câu 2: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu....

Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải?

Trả lời:

Ở các đảo quốc (Nhật Bản, Anh, Phi –lip –pin…) ngành hàng hải có vai trò to lớn.

Ở vùng hoang mạc: lạc đà (thô sơ) và các phươmh tiện hiện đại ( ô tô, trực thăng…)

Mạng lứơi sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông nhưng không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà…và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.

Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đừng sắt. Vận tải bằng ô tô ở hoang mạc cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay. Vận tải bằng trực thăng ở hoang mạc có ưu thế. Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là phổ biến.

Câu 3: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định...

Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải?

Trả lời:

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
  • Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.
  • Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,…), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất. vật liệu dễ cháy,…). Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.
  • Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.

Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.

  • Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,…) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
  • Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,…).

Câu 4: Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số...

Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu trang 141.

Trả lời:

Áp dụng công thức tính Cự li vận chuyển trung bình:

Cự li vận chuyển = Khối lượng luân chuyển / Khối lượng vận chuyển (km)

Kết quả, lần lượt là:

  • Đường sắt: 325,0 km (2 725 400 / 8385)
  • Đường ô tô: 53,5 km
  • Đường sông: 93,0 km
  • Đường biển: 1994,9 km
  • Đường hàng không: 2348,9 km

Tổng số: 2299,1 km

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm