Giải địa lí 10 bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc - trang 151 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Vai trò của ngành thông tin liên lạc

  • Đảm nhận sự vận chuyển đến các tin tức nhanh chóng kịp thời
  • Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước trên thế giới
  • Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về thời gian và không gian.
  • Tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của thế giới.
  • Là thước đo của nền văn minh.

II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc

1. Tình hình phát triển

  • Thời kì cổ đại: Dùng tiếng hú, ám hiệu sau đó dùng các phương tiện vận tải (Chim, ngựa, thuyền…)
  • Ngày nay, thông tin liên lạc đã phát triển và đang dạng
    • Lần thứ nhất: xuất hiện thông tin bằng ngôn ngữ để trao đổi và truyền bá thông tin.
    • Lần thứ hai: sáng tạ ra chữ viết để lưu giữ và trao đổi
    • Lần thứ ba: phát minh ra kĩ thuật in ấn và sản xuất giấy để lưu giữ và truyền thông tin đi thuận lợi hơn.
    • Lần thứ tư: ứng dụng điện báo, điện thoại và ti vi để truyền chữ viết, âm thanh, hình ảnh.
    • Lần thứ năm: ứng dụng internet – số hóa và truyền đi tức thời – vượt thời gian và không gian.

2. Đặc điểm chung:

  • Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
  • Sự phát triển ngành thông tin liên lạc gắn liền với công nghệ truyền dẫn.

3. Các loại phương tiện và phương thức truyền dẫn

  • Điện báo (năm 1884): là hệ thống phi thoại, sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, hàng hải.
  • Điện thoại (năm 1876): truyền tín hiệu âm thanh giữa người với người, dữ liệu giữa các máy tính.
  • Telex (năm 1958): Truyền tin nhắn và các số liệu trực tiếp.
  • Fax (năm 1958): Truyền văn bản và hình ảnh, đồ họa đi xa.
  • Radio và vô tuyến (năm 1895 và 1936) : Là hệ thống thông tin đại chúng, truyền âm thanh và hình ảnh.
  • Máy tính và Internet (năm 1989): là thiết bị đa phương tiện, cho  phép truyền  âm thanh, hình ảnh, phần mềm, dữ liệu…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Ngành thông tin liên lạc đang xâm nhập vào các hoạt động...

Ngành thông tin liên lạc đang xâm nhập vào các hoạt động dịch vụ khác như thế nào?

Trả lời:

Bất kì hoạt động dịch vụ nào cũng cần có thông tin liên lạc, nói cách khác ngành thông tin liên lạc xâm nhập vào tất cả các hoạt động dịch vụ khác.

Câu 2: Dựa vào hình 39, hãy phân tích đặc điểm phân bố máy điện thoại trên thế giới?

Trả lời:

  • Số máy điện thoại trên 1000 dân nhiều nhất (trên 500) ở Hoa Kì, Can-na-đa (Bắc Mĩ), Tây và Trung Âu, Nam Âu, Ô-xtray-li-a, Niu-Di-len, Nhật Bản,...
  • Số máy điện thoại trên 1000 dân ít nhất (duwois 30): phần lớn các quốc gia ở Châu Phi, Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan, Lào..

Câu 3: Theo em, thì internet cho phép người ta có thể sử dụng...

Theo em, thì internet cho phép người ta có thể sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc nào?

Trả lời:

Thư điện tử (E-mail), chat, trò chuyện (voice chat), thương mại, dịch vụ điện tử (E-business), một số dịch vụ công..

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và GDP/ người ở các nhóm...

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và GDP/ người ở các nhóm nước theo bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, dựa vào bảng số liệu sau:

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Nhận xét:

  • Phần lớn dân số thế giới sống trong các nước nghèo (GDP/ người ≤ 1000 đô la Mĩ)
  • Có sự quan hệ thuận chiều giữa GDP/người (tượng trưng cho mức sống và trình độ phát triển kinh tế) và bình quân số máy điện thoại 100 dân tượng trưng cho sự phát triển của ngành thông tin liên lạc), điều này đặc biệt rõ ở các nước giàu.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm