Giải địa lí 10 bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất - trang 18 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Khái quát về vũ trụ. Hệ mặt trời. Trái đất trong hệ mặt trời

1. Vũ trụ

  • Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chưa các thiên hà.
  • Thiên hà : Là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.

2. Hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:

  • Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
  • Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải)
  • Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí...

3. Trái đất trong hệ mặt trời

  • Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần của Mặt Trời.
  • Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng.

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

1. Sự luân phiên ngày, đêm

  • Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.

2. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.

  • Bề mặt Trái đất chia làm 24 múi gờ, mỗi giờ rộng 15 kinh độ
  • Giờ của các múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở các múi giờ  bên trái mũi giờ số 0.
  • Múi giờ số 0 được lấy làm khu vực giờ gốc, giờ tính theo giờ của khu vực giờ gốc là giờ GMT.
  • Việt Nam nằm trong múi giờ số 7
  • Kinh tuyến 180 độ là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

3. Sự lệch hướng chuyển động của Trái đất 

Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

  • Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
  • Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
  • Lực Criôlít  khối khí, dòng biển, đường đạn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Quan sát hình 5.2 , nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động....

Quan sát hình 5.2 , nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?

Trả lời:

Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip và đều chuyển động ngược chiều quay của kim đồng hồ.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Vũ trụ là gì? Hệ mặt trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái đất....

Vũ trụ là gì? Hệ mặt trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái đất trong Hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể( như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ.

Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí.

Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái Đất lên đến Mặt Trời là 149,6 triệu Km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Câu 2: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời:

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

  • Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm
  • Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
    • Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
    • Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. 
    • Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
  • Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Câu 3: Căn cứ vào biểu đồ các mũi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam,....

Căn cứ vào biểu đồ các mũi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31- 12?

Trả lời:

Giờ GMT là 24h00

Việt Nam là ở múi giờ số 7, bên phải mũi giờ GMT nên ta có:

24 + 7 = 31h thức là 7h00 ngày 1/1 năm sau.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm