Bài soạn lớp 11: Bản tin
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
Bản tin là một thể loại văn bản báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
- Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật , tin tổng hợp
- Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn. Các loại bản tin khác đều có nhan đề nhưng nội dung và cách viết khác nhau. Tin thường thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện, là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí. Tin tường thuật là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể. TIn tổng hợp nhằm mục đích thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh về hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm.
Đọc bản tin sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Đội tuyển ô- lim- pích toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn
Trong cuộc thi Ô - lim - pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra tại thủ đô A- ten, Hi Lạp, từ ngày 14 đến 16 tháng 7, đổi tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn (đạt 196 điểm). Cả sáu thành viên đội tuyển Việt Nam đều đoạt huy chương: bốn huy chương Vàng, hai huy chương Bạc. Đoàn Trung Quốc xếp thứ nhất (đạt 220 điểm, sáu huy chương Vàng). Cuộc thi Ô -lim -pích Toán lần này có hơn 500 thí sinh của 85 nước tham gia.
1. Bản tin trên thông báo gì? Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với nghành giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng?
2. Vì sao bản tin mang tính chất thời sự (ở thời điểm công bố)
3. Có cần đưa vào tin trên những chi tiết: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn, ...không?
4. Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gia địa điểm và kết quả đạt được của đội tuyển Toán Việt Nam có tác dụng gì? Vì sao?
5. Theo anh (chị) yêu cầu cơ bản của một bản tin là gì?
Trả lời:
1. Bản tin này thông báo kết quả kì thi Ô-lim-líc Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi đứng thứ tư toàn đoàn nhằm khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam và thành quả bồi dưỡng nhân tài toán học của nước ta.
2. Bản tin mang tính thời sự nóng hổi vì sự việc xảy ra sau ba ngày đã được đưa tin, thể hiện tính cập nhật thông tin nhanh chóng.
3. Không cần đưa những tin như: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn, các thí sinh đã mang về được những quà lưu niệm gì, … Vì các thông tin nêu trên là không cần thiết với dạng bản tin này, chúng không phục vụ gì cho yêu cầu thông báo sự việc chủ yếu là thông báo kết quả của đội tuyển Toán Việt Nam đi thi Ô-lim-pích quốc tế.
4. Việc đưa tin cụ thể, chính xác có tác dụng đảm bảo tính chính xác của văn phong báo chí nói chung, của bản tin nói riêng làm cho người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những tin tức được thông báo.
5. Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: phải đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.
II. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn bản tin
đọc lại bản tin ở mục I và cho biết:
a. Có phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin không? Để được lựa chọn đưa tin, sự kiện đó phải như thế nào?
b. Hãy phâm tích sáng tỏ nội dung sau trong bản tin:
- việc gì đã xảy ra?
- việc xảy ra ở đâu?
- việc xảy ra khi nào?
- ai làm việc đó?
- việc xảy ra như thế nào?
- kết quả ra sao?
Trả lời:
a. Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có tính ý nghĩa, cụ thể, chính xác để có được những bản tin có giá trị (có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội).
Khi đã lựa chọn được sự kiện (thông tin) để đưa vào bản tin, thì sự kiện đó phải có đầy đủ các nội dung (yêu cầu) sau đây:
- Việc gì đã xảy ra (nội dung sự kiện).
- Việc xảy ra ở đâu (không gian, địa điểm).
- Việc xảy ra khi nào (thời gian cụ thể)
- Ai làm việc đó (con người).
- Việc xảy ra như thế nào (diễn biến, tính chất của sự kiện).
- Kết quả ra sao (Kết cục của diễn biến, sự kiện).
b. Phân tích làm sáng tỏ nội dung bản tin trên:
- Việc gì đã xảy ra? Đoàn Việt Nam đứng thứ tư toàn đoàn
- Việc xảy ra ở đâu? kỳ thi Ô- lim -pích Toán quốc tế lần thứ 45.Tại A- ten, Hi Lạp
- Xảy ra khi nào? ngày 14 đến 16 tháng 7 năm 2004
- Ai làm việc đó ? đội tuyển Việt Nam
- Kết quả? đạt 196 điểm, sáu huy chương: bốn huy chương Vàng, hai huy chương Bạc
2. Viết bản tin
a. Đặt tiêu đề
- Tiêu đề (tên) của bản tin phải đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
- Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc (Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ, …)
- Bản tin thường đặt tiêu đề ngắn gọn, một cụm từ (thường là cụm động từ hoặc danh từ). Tiêu đề cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn.
b. Cách mở đầu bản tin:
- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c. Cách triển khai chi tiết bản tin
- Cụ thể, chi tiết các sự kiện được đưa tin
- Giải thích nguyên nhân, kết quả của các sự kiện
Câu 1: Lựa chọn những sự kiện có thể viết thành bản tin
A- Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi
B- Toàn trường đang khẩn trương chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng.
C- Gia đình một bạn trong lớp ăn mừng nhà mới
D- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường vừa làm một việc có ý nghĩa: đóng góp và lấy chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kiện các công ty hóa chất của Mỹ.
E- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư
Trả lời:
Các sự kiện có thể viết bản tin là A, B, D, E
A - thì sẽ hợp với thời sự tin tức trong tỉnh, thành phố
B - thì sẽ hợp với tin tức của trường, của thành phố
D - thì sẽ hợp với tin tức của trường, thành phố, cũng có thể của trung ương trong những lĩnh vực đời sống
E - đầu tiên là tin tức của trung ương và sau là địa phương
Câu 2: Trên báo còn có các thể loại: quảng cáo, phóng sự điều tra. Hai thể loại này, có gì giống và khác với bản tin?
Trả lời:
- Giống nhau: đều cung cấp tin tức cho cộng đồng.
- Khác nhau:
- Bản tin chỉ đơn thuần là dùng để thông báo tin tức.
- Quảng cáo ngoài truyền tin còn có mục đích chủ yếu là quảng cáo.
- Phóng sự điều tra có độ dài gấp nhiều lần so với bản tin nhằm miêu tả sự việc cụ thể, chi tiết; qua đó kèm theo phân tích và bình luận sự kiện.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 11
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Bài soạn lớp 11: Câu cá mùa thu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thương vợ
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khóc Dương Khuê
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vịnh khoa thi hương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Lẽ ghét thương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chạy giặc
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chiếu cầu hiền
- 👉 Bài soạn lớp 11: Xin lập khoa luật
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ngữ cảnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chữ người tử tù
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- 👉 Bài soạn lớp 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chí Phèo (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Tinh thần thể dục
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập viết bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ôn tập phần văn học
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới