Bài soạn lớp 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Nội dung bài gồm:
- I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn .
- III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Câu 1: Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
- Câu 2: Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích...
- Câu 3: Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc...
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
1. Khái niệm:
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là cuộc hỏi – đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm .
2. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống.
- Xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo….
- Khi xin việc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp …
3. Mục đích:
- Biết quan điểm của một người nào đó.
- Thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của một vấn đề đang được phỏng vấn.
- Tạo lập các mối quan hệ xã hội.
- Chọn được người phù hợp với công việc.
4.Vai trò:
- Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ.
- Tôn trọng các ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn .
1. Chuẩn bị phỏng vấn.
a. Phải xác định:
- Chủ đề phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn
- Đối tượng được phỏng vấn
b. Hệ thống câu hỏi :
- Ngắn gọn, rõ ràng
- Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn
- Làm rõ được chủ đề
- Liên kết với nhau và được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
2. Tiến hành phỏng vấn
- Cần có những câu hỏi đưa đẩy, gợi mở, tìm tòi…
- Thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời.
- Kết thúc phải cảm ơn, tỏ ý tôn trọng .
3. Biên tập sau khi phỏng vấn.
- Không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo tính trung thực của thông tin.
- Ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời phỏng vấn .
- Sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
- Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn, có thể pha chút hóm hỉnh, gây ấn tượng cho công chúng.
Câu 1: Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
a. Về phía người phỏng vấn:
- Phóng viên hay người dẫn chương trình có chuẩn bị kỹ không?
- Câu hỏi hợp lý, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?
- Cách dẫn dắt tự nhiên, có khéo léo không?
b. Về phía người trả lời phỏng vấn:
- Người trả lời phỏng vấn có trả lời thẳn thắn, trung thực không?
- Câu trả lời có rõ ràng thú vị không?
- Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?
Trả lời:
Phỏng vấn có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, nhất là phỏng vấn truyền hình bởi so với phỏng vấn trên đài phát thanh hoặc báo chí phỏng vấn truyền hình sống động và hấp dẫn hơn cả. Thông qua những thông tin trao đổi hỏi đáp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn khán giả sẽ được giải đáp những thông tin, những vấn đề thắc mắc mà mình đang quan tâm. Ví dụ ở chương trình chuyển động 24h (ngày 13/10/2016) để giải đáp thắc mắc, sự lo lắng của người tiêu dùng về nồng độ đạm trong nước mắm công nghiệp đang bán tràn lan tại các siêu thị. Phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Tử Cương - nguyên là Cục trưởng cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Để có thể khai thác được thông tin một cách đầy đủ phóng viên đã chuẩn bị cẩn thận chu đáo, hỏi với thái độ tôn trọng lịch thiệp. Còn người trả lời phỏng vấn cũng đã trả lời một cách trung thực, thẳng thắn.
Câu 2: Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích...
Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:
Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?
Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà cản trở cơ hội tìm kiếm việc làm của anh chị.
Trả lời:
Nên nêu lên những nhược điểm của bản thân mình, mà những nhược điểm đó dễ được cảm thông nhất. Đó là những nhược điểm phổ biến như: Thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người. Tuy nhiên, đối với đặc thù từng công việc có thể nói thêm nhược điểm của mình như sau: vấn đề tự tin
Đối với việc xin thực tập tại công ty luật hay những công việc chăm sóc khách hàng, phải gặp gỡ đối tác nhiều thi không nên nói mình không tự tin. Bởi tự tin là yếu tố quan trọng đầu tiên của những công việc này.
Ngược lại với những công việc chỉ ngồi tại văn phòng hay làm việc chủ yếu trên máy tính có thể nói được tính không tự tin.
Câu 3: Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc...
Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc ( hoặc xem phim, chụp ảnh, ...) anh chị hãy:
- Đóng vai người phỏng vấn
- Đóng vai người trả lời phỏng vấn
Trả lời:
Người phỏng vấn (NPV): Dạo này trong lớp chúng ta đang sôi động vì sắp có một nhóm thần tượng âm nhạc nổi tiếng về diễn trong đêm nhạc hội tại Sầm Sơn? Bạn có quan tâm đến vấn đề này không?
Người trả lời phỏng vấn (NTLPV): Ồ có chứ! tất nhiên rồi tôi thần tượng SuJu mà
NPV: Vậy có bao giờ bạn đã hỏi âm nhạc là gì? Và đa số người ta định nghĩa như thế nào về âm nhạc hả cậu?
NTLPV: ôi câu hỏi khó quá. Mình thích nghe nhạc vì thấy thoải mái thôi chứ chưa bao giờ hỏi nó là gì (cười lớn). Mà theo mình nghĩ thì âm nhạc nó thuộc về nghệ thuật, dùng âm thanh để diễn đạt tâm tư tình cảm. Đại khái là như thế.
NPV: Vậy bạn thích nghe thể loại nhạc nào?
NTLPV: mình thì thuộc loại dễ nghe, nhạc nào mình cũng có thể nghe được. Từ cổ điển đến hiện đại
NPV: Và cả thể loại ca trù cải lương?
NTLPV: Ồ tất nhiên, thi thoảng cũng có nghe nhưng về cơ bản là không thường xuyên vì nghe não lòng quá (cười)
NPV: Vậy theo bạn giới trẻ ngày nay hay đa số mọi người trong lớp mình thường thích nghe thể loại nhạc nào?
NTLPV: Mình không dám chắc chắn vì cái này thuộc về gu thưởng thức âm nhạc của mỗi người thôi. Nhưng mình thấy đa số giói trẻ thích nghe nhạc trẻ, nhạc điện tử,...vì nó sôi động ý
NPV: Theo cậu thì như thế nào là một tác phẩm âm nhạc hay?
NTLPV: Mình chỉ nghĩ rằng có lẽ là một tác phẩm mà được nhiều người nghe và sống được theo năm tháng..
NPV: Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 11
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Bài soạn lớp 11: Câu cá mùa thu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thương vợ
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khóc Dương Khuê
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vịnh khoa thi hương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Lẽ ghét thương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chạy giặc
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chiếu cầu hiền
- 👉 Bài soạn lớp 11: Xin lập khoa luật
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ngữ cảnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chữ người tử tù
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- 👉 Bài soạn lớp 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chí Phèo (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Tinh thần thể dục
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập viết bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ôn tập phần văn học
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới