Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng - trang 37 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Nguyễn Công Trứ (1778-1858) hiệu là Hi Văn , quê ở Hà Tĩnh.
  • Là người văn võ toàn tài, nhưng gặp nhiều thăng trầm trên con đường công danh.
  • Ông rất giàu lòng yêu nước.

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: 1848 - khi tác giả cáo quan về quê.
  • Thể loại: hát nói viết bằng chữ Nôm.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: 6 câu đầu – quãng đời làm quan của tác giả
    • Phần 2: 13 câu tiếp – cuộc sống của nhà thơ khi về hưu
    • Phần 3: Còn lại – tuyên ngôn khẳng định cá tính của nhà thơ.
  • Chủ đề: Vừa mang tính hồi kí của cuộc đời đầy thăng trầm, vừa bộc lộ cá tính mạnh mẽ, ngang tàng đối lập với xã hội tầm thường.

Câu 1: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh/chị hãy các định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Trả lời:

Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần:

  • Nghĩa đen: Tư thế không vững chắc, chông chênh, nghiêng ngả.
  • Nghĩa bóng: thái độ, quan niệm sống lệch chuẩn, sống theo ý muốn, sở thích trong xã hội phong kiến khuôn phép.

Câu 2: Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người. Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều.

Câu 3: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng như thế nào?

Trả lời:

Nhân cách nhà Nho chân chính đc thể hiên trong chính phong cách sống ngât ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan:

  • Ngất ngưởng bởi tài năng, chức vị cao sang và công lao hơn đời (ông kể ra một loạt chức vị từng làm).

Sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi đã về hưu:

  • Khi về hưu, ông ngất ngưởng trong lói sống khác đời, trong sở thích. Ngất ngưởng ở nhân cách vượt ra ngoài vòng cương tỏa, vượt lên trên thói tục, trong sự thống nhất những mâu thuẫn cũng hết sức khác đời.

Câu 4:

Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Trả lời:

  • Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói.
  • So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật. hát nói phóng khoáng và tự do hơn, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…  
  • Tính chất tự do đó có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.

[Luyện tập] Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

Trả lời:

Sự khác biệt:

  • Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
  • Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 11. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 11 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.