Bài soạn siêu ngắn: Thao tác lập luận phân tích - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Thao tác lập luận phân tích - trang 25 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

  • Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh: Sự bẩn thỉu và bần tiện của nhân vật Sở Khanh.
  • Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình:
    • Sở Khanh sống bằng “nghề” đồi bại, bất chính, “nghề” bám vào nhà chứa.
    • Nhưng Sở Khanh tồi tàn hơn tất cả những kẻ cùng nghề ở sự giả dối, đội lốt nhà nho, hiệp khách.
    • Người bị Sở Khanh lừa là Kiều - người con gái hiếu thảo hết lòng tin và đội ơn hắn.
    • Sở Khanh lừa gạt Kiều, làm nàng khổ nhục hơn.
    • Đã thế hắn còn vác mặt mo trở lại nhiều lần mắng và định đánh Kiều.
  • Tổng hợp: Mức cao nhất trong tình hình đồi bại trong xã hội này.

II. Cách phân tích

Cách phân tích của mỗi đoạn trích trên là:

Đoạn 1: 

  • Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng
  • Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân
  • Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Đoạn 2:

  • Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • Phân tích theo qUan hệ nội bộ của đối tượng.
  • Phân tích kết hợp chặt chẽ với khái quát tổng hợp.

Ghi nhớ: SGK

[Luyện tập] Câu 1:  Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?...

Trả lời:

a. Đọc văn (Đến với thơ hay, Lê Viễn Trí) này có quan hệ được lấy làm cơ sở để phân chia đối tượng phục vụ cho việc lập luận phân tích là quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm tạng bàn hoàn của Thúy Kiều), đó là cung bậc tâm trạng của Kiều vô cùng đau xót và hoàn toàn bế tắc trước hoàn cảnh cuộc sống.

b. Đọc đoạn (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh): Đoạn văn này có quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn trên là quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác, có mối liên quan là bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.

[Luyện tập] Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.

Trả lời:

  • Từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình như: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con…
  • Sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại. - Nghệ thuật lặp từ (xuân) và phép tăng tiến (san sẻ - tí – con con).
  • Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
  • Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.
  • Nghệ thuật điệp từ (lại, xuân).
  • Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại.
  • Nghệ thuật tăng tiến (san sẻ - tí - con con).

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 11. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 11 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.