Giải vật lí 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 24: Suất điện động cảm ứng - sách giáo khoa vật lí 11. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa suất điện động cảm ứng

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

2. Định luật Fa-ra-đây

Xét biến thiên từ thông $\Delta \phi $ trong thời gian $\Delta t$ trong mạch kín (C) do sự dịch chuyển của mạch.

Công do lực từ tác dụng vào mạch: $\Delta A = i.\Delta \phi $ với i là cường động dòng điện cảm ứng.

Áp dụng định luật Len-xơ, công của ngoại lực sinh ra để gây ra biến thiên từ thông trong mạch là:

$\Delta A' =  - \Delta A = - i.\Delta \phi $ (*)

Công $\Delta A'$ chính là giá trị phần năng lượng bên ngoài cung cấp cho mạch:

$\Delta A' = e_{c}.i.\Delta t$ (**)

Trong đó: ec suất điện động cảm ứng (tương tự như điện năng do một nguồn điện sinh ra)

Từ (*) và (**), ta có, suất điện động cảm ứng là: $e_{c} = - \frac{\Delta \phi }{\Delta t}$

Định luật Fa-ra-đây: Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

3. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ

Dấu “-” trong công thức suất điện động cảm ứng để phù hợp với định luật Len-xơ.

  • Nếu $\phi $ tăng thì ec <0: Chiều của suất điện động cảm ứng ngược với chiều dòng điện trong mạch.
  • Nếu $\phi $ giảm thì ec > 0: Chiều của suất điện động cảm ứng là chiều của dòng điện trong mạch.

4. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ

Bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Phát biểu các định nghĩa:...

Phát biểu các định nghĩa:

- Suất điện động cảm ứng;

- Tốc độ biến thiên từ thông.

Bài giải:

Suất điện động cảm ứng là Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín.

Tốc độ biến thiên từ thông là từ thông sinh ra trong mạch trong một đơn vị thời gian.

Giải câu 2: Nêu ít nhất ba ứng dụng của hiện tượng...

Nêu ít nhất ba ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ?

Bài giải:

Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ: Máy phát điện, bếp từ, rơ-le điện từ, phanh điện từ,...

Giải câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng...

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Khi một mạch kín phẳng, quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đối chiều một lần trong.

A. 1 vòng quay

B. 2 vòng quay

C. $\frac{1}{2}$ vòng quay

D. $\frac{1}{4}$ vòng quay

Bài giải:

Chọn đáp án C.

Giải câu 4: Một mạch kín hình vuông, cạnh 10 cm...

Một mạch kín hình vuông, cạnh 10 cm , đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của từ trường, biết cường độ dòng điện cảm ứng i = 2A và điện trở của mạch r = 5 $\Omega $.

Bài giải:

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch là: ec = i.r = 2.5 = 10 V

Diện tích mặt phẳng giới hạn bởi khung dây là: S = (10.10-2)2 = 10-2 m2

Góc hợp bới vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây và từ trường là: $\alpha  = 0^{\circ}$

Ta có: e = - $\frac{\Delta \phi }{\Delta t} = - \frac{\Delta B.S.\cos \alpha }{\Delta t}$

Vậy, tốc độ biến thiên từ trường là:

$\frac{\Delta B}{\Delta t} = - \frac{e_{c}}{S.\cos \alpha } = - \frac{10}{10^{-2}.1} = 10^{3}$T/s

Giải câu 5: Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a...

Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a = 10cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vec tơ cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$ vuông góc với mặt khung. Trong  khoảng thời gian t = 0,05s, cho  độ lớn của $\overrightarrow{B}$ tăng đều từ 0 đến 0,5 T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.

Bài giải:

Độ biến thiên từ thông là: $\Delta \phi  = \Delta B.S = (0,5 - 0).(10.10^{-2})^{2} = 0,005$Wb

Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là:

$\left | e_{c} \right | = \left | - \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right | = \frac{0,005}{0,05} = 10$ (V)

Giải câu 6*: Một mạch kín tròn C bán kính R...

Một mạch kín tròn C bán kính R, đặt trong từ trường đều, trong đó vectơ cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$ lúc đầu có hướng song song với mặt phẳng chứa C (Hình 24.4). Cho C quay đều xung quanh trục  $\Delta $ cố định đi qua tâm của C và nằm trong mặt phẳng chứa C ; tốc độ quay là không đổi.

Xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong C.

Bài giải:

Chọn mốc thời gian là thời điểm ban đầu (lúc $\overrightarrow{B}$ có hướng song song với mặt phẳng chứa khung dây).

Tại t = 0, từ thông qua mạch là: $\phi  = B.S.\cos \alpha  = 0$ (Do $(\overrightarrow{n},\overrightarrow{B}) = 90^{\circ}$)

Tại thời điểm t, từ thông qua mạch là:

$\phi  = B.S.\cos \alpha  = B.S.\cos \omega t$

Suất điện động cảm ứng trong mạch chính là đạo hàm bậc nhất của từ thông qua trong theo thời gian

Suất điện động cảm ứng trong mạch là:

$e_{c} = - \frac{\Delta \phi }{\Delta t} = - \phi ' = - (B.S. \omega .(- \sin \omega t)) = B.S. \sin \omega t$

Suất điện động cảm ứng cực đại qua mạch là: $e_{c max} = B.S\omega $ khi $\sin \omega t = 1$

Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 11

Giải vật lí lớp 11, soạn bài vật lí lớp 11, làm bài tập bài thực hành vật lí 11. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 11. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.