Giải vật lí 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
- II. GIẢI BÀI TẬP
- Giải câu 1: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn...
- Giải câu 2: Bằng những cách nào để nhận biết...
- Giải câu 3: Cường độ dòng điện được xác định...
- Giải câu 4: Bằng cách nào mà nguồn điện duy...
- Giải câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng...
- Giải câu 6: Cường độ dòng điện được đo bằng...
- Giải câu 7: Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị...
- Giải câu 8: Chọn câu đúng....
- Giải câu 9: Hai cực của pin điện hóa được ngâm...
- Giải câu 10: Trong các pin điện hóa có sự dịch...
- Giải câu 11: Suất điện động được đo bằng đơn...
- Giải câu 15: Suất điện động của một pin là 1,5 V...
- Giải câu 14: Trong khoảng thời gian đóng công tắc...
- Giải câu 13: Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển...
- Giải câu 12: Tại sao có thể nói Acquy là một pin...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Dòng điện
- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
- Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương đi qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
- Tác dụng của dòng điện lên vật dẫn: Tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng sinh học.
II. Dòng điện không đổi
1. Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng $\triangle q$ dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian $\triangle t$ và khoảng thời gian đó.
$I = \frac{\triangle q}{\triangle t}$. (A).
2. Dòng điện không đổi
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi theo thời gian.
Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi: $I = \frac{q}{t}$ (A), trong đó q (C) là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian t (s).
Chú ý: Định nghĩa đơn vị đo cường độ dòng điện: 1A = $\frac{1C}{1s}$.
Đơn vị của điện lượng là Culong, Culong là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1s khi có dòng điện không đổi 1A chạy qua dây dẫn này.
III. Nguồn điện - Suất điện động của nguồn
1. Nguồn điện
Điều kiện để có dòng điện: phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
Nguồn điện duy trì hiệu điện hế giữa hai cực của nguồn điện.
Lực lạ: Lực khác bản chất với lực điện giúp duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện ngay cả khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nối liền giữa hai cực của nó.
2. Suất điện động
Công của nguồn điện: là công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
Chú ý: Nguồn điện không có tác dụng tạo ra điện tích. Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.
Suất điện động của nguồn điện
- Suất điện động $\varepsilon $ của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.
- Biểu thức: $\varepsilon = \frac{A}{q}$
- Trong đó: $\varepsilon $ là suất điện động của nguồn (V)
- A: Công của lực lạ (J).
- q: Độ lớn điện tích (C).
Chú ý:
1V = 1J/C
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Hay, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.
Nguồn điện cũng là vật dẫn và cũng có điện trở được gọi là điện trở trong của nguồn.
IV. Sơ lược về pin và acquy
1. Pin
Pin Vôn-ta:
Là nguồn điện hóa học được chế tạo gồm một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) ngâm trong dung dịch axit sunfuric (H2 SO4).
Suất điện động của pin: $\varepsilon = U_{2} - U_{1} = 1,1$ (V).
Pin Lơ-clan-sê
Có cực dương là thanh than được bọc xung quanh bằng mangan điôxit (MnO2) có trộn thêm than chì. Dung dịch chất điện phân là amoni clorua
Suất điện động của pin: $\varepsilon \approx 1,5$ (V).
2. Acquy
Acquy chì
Cực âm: Chì (Pb)
Cực dương: Chì điôxít (PbO2)
Chất điện phân: Dung dịch H2SO4 loãng.
Suất điện động: $\varepsilon \approx 2$ (V).
Acquy kiềm
Cực âm: Cađimi hiđrôxit Cd(OH)2.
Cực dương: Kền hiđrôxit Ni(OH)2.
Chất điện phân: Dung dịch kiềm như KOH, NaOH.
Suất điện động: $\varepsilon \approx 1,25$ (V).
II. GIẢI BÀI TẬP
Bài giải:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường. Cụ thể: Các hạt mang điện tích dương chuyển động theo chiều điện trường, các hạt mang điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.
Bài giải:
Ta có thể nhận biết có dòng điện chạy qua vật dẫn dựa theo tác dụng của dòng điện:
Lắp nối tiếp một bóng đèn với vật dẫn (không khả thi).
Đưa một kim nam châm lại gần vật dẫn.
....
Bài giải:
Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức:
$I = \frac{\triangle q}{\triangle t}$. (A).
Đối với dòng điện không đổi: $I = \frac{q}{t}$ (A)
Trong đó: $\triangle q$, q là điện lượng chuyển qua tiết điện thẳng của dây dẫn trong thời gian t (s).
Bài giải:
Duy trì sự tích điện khác nhau giữa hai cực của nguồn điện nhờ lực lạ. Lực này giúp các hạt tải điện dương chuyển động từ nơi có điện thế thâp đến nơi có điện thế cao, các hạt tải điện âm chuyển từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp.
Bài giải:
Đại lượng đặc trung cho khả năng sinh công của nguồn điện là suất điện động của nguồn.
Suất điện động của nguồn được xác định bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi di chuyển một điện tích dương ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q.
- Biểu thức: $\varepsilon = \frac{A}{q}
- Trong đó: $\varepsilon $ là suất điện động của nguồn (V).
- A: Công của lực lạ (J).
- q: Độ lớn điện tích (C).
Chọn đáp án D.
Bài giải:
Chọn đáp án B.
Bài giải:
Chọn đáp án B.
Bài giải:
Chọn đáp án D.
Bài giải:
Chọn đáp án C.
Bài giải:
Chọn đáp án B.
Bài giải:
Công của lực lạ: A = q.U = q. $\varepsilon $ = +2.1,5 = 3 (J).
Bài giải:
Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ tủ lạnh là:
$I = \frac{\triangle q}{\triangle t}$ $\Rightarrow $ $\triangle q = I.\triangle t = 6.0,5 = 3$ (C).
Bài giải:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:
$I = \frac{\triangle q}{\triangle t} = \frac{6,0.10^{-3}}{2} = 3.10^{-3}$ (A) = 3 (mA).\
Bài giải:
Có thể coi acquy là một pin điện hóa vì: acqy có cấu tạo gồm hai cực có bản chất hóa học khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
Để có thể sử dụng acquy nhiều lần ta phải nạp điện cho acquy để tích trữ năng lượng.
Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 11
- 👉 Giải vật lí 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông
- 👉 Giải vật lí 11 bài 2: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
- 👉 Giải vật lí 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 4: Công của lực điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
- 👉 Giải vật lí 11 bài 6: Tụ điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 8: Điện năng – Công suất điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 13: Dòng điện trong kim loại
- 👉 Giải vật lí 11 bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
- 👉 Giải vật lí 11 bài 15: Dòng điện trong chất khí
- 👉 Giải vật lí 11 bài 16: Dòng điện trong chân không
- 👉 Giải vật lí 11 bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 19: Từ trường
- 👉 Giải vật lí 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 22: Lực Lo-ren-xo
- 👉 Giải vật lí 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 25: Tự cảm
- 👉 Giải bài 26 vật lí 11: Khúc xạ ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 27: Phản xạ toàn phần
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 28: Lăng kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 31: Mắt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 32: Kính lúp
- 👉 Giải vật lí 11 bài 33: Kính hiển vi
- 👉 Giải vật lí 11 bài 34: Kính thiên văn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 2)
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới