Bài soạn lớp 12: Sóng
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? ...
- Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng...
- Câu 3: Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào?...
- Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu....
- [Luyện tập] Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển...
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Xuân Quỳnh ( 1942–1988), quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây.
- Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
- Từng là diễn viên múa Đoàn Văn công Trung ương, BTV báo Văn nghệ, BTV NXB Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988).
- Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mỹ.
- Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1945.
- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn.
- vừa hồn nhiên, tươi tắn
- vừa chân thành, đằm thắm
- luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Tác phẩm chính :
- Tơ tằm – Chồi biếc (in chung , 1963)
- Hoa dọc chiến hào (1967)
- Gió Lào cát trắng (1974)
- Lời ru trên mặt đất (1978)
- Tự hát (1984)
- Hoa cỏ may (1989)
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1967 – trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền , tỉnh Thái Bình.
- Được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968)
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh
- Bố cục: 3 phần
- Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
- Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
- Còn lại: tình yêu và khát vọng
Câu 1: Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? ...
Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Trả lời:
Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi:
- Câu thơ ngắn, thể thơ 5 chữ
- Nhịp thơ thường nhẹ nhàng, gợi dư âm sóng biển:
- Dữ dội / và êm dịu (2/3)
- Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)
- Sông / không hiểu nổi mình (1/4)
- Sóng / tìm ra tận bể (1/4)
- Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.
Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng...
Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
Trả lời:
“Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người.
- Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển - dạt dào, nhàng của thể thơ 5 chữ. Song song cùng hình tượng “sóng" là “em" hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.
- Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực, gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu
- Phép liệt kê của Xuân Quỳnh đã truyền cho người đọc có thêm nhiều cảm nhận về tính phong phú của sóng và nhiều gương mặt đặc điểm tính cách. Khi “ dữ dội ồn ào” lúc biển động bão tố, phong ba nổi lên vỗ sóng lúc lại “dịu êm, lặng lẽ” khi biển lặng, bình minh lên nhẹ nhàng sóng vỗ.
- Dù phong phú về tính cách như thế nào “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.
- Sóng được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển và đồng thời cũng ẩn dụ thể hiện cho những cung bậc cảm xúc khác nhua khi yêu lúc giận hờn, lúc lại yêu thương của người con gái.
- Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực. Hai câu thơ cuối là lời thú tội hồn nhiên nhưng sâu sắc. Đó chính là quy luật của tình yêu.
- Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:
Lúc nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở
- Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.
Câu 3: Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào?...
Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy tự chỉ ra sự tương đồng đó.
Trả lời:
- Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. Hình tượng này tuy hai mà một. Những đặc tính của sóng cũng giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Kết cấu này đã làm tăng hiệu quả của sự nhận thức và khám phá của chủ thể trữ tình về một tình yêu thủy chung, bất diệt.
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát sóng biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng như sóng biển, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành cong sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng "biển lớn tình yêu".
Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu....
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị, tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?
Trả lời:
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu, cô khao khát một tình yêu chân thành, mãnh liệt. Tâm hồn của một người đang yêu đã thành thực với chính lòng mình, bộc bạch những suy nghĩ và suy tư về tình yêu ấy. Tuy mạnh dạn bày tỏ như vậy nhưng lời tỏ tình vẫn nhẹ nhàng, sâu săc và đầy nữ tính, khao khát một tình yêu vĩnh hằng trướ sự hữu hạn của cuộc đời con người.
[Luyện tập] Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển...
Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó
Trả lời:
Chuyện tình sóng và biển
Có một lần biển và sóng yêu nhau,
Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.
Sóng dữ dội vỡ bờ cát trưa nóng bỏng,
Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.
Có một lần sóng nông nổi đi xa,
Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,
Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.
Sóng trở về thế là biển ăn năn,
Sóng đâu nợ để biển xanh kia vô tội.
Tình chỉ đẹp khi không còn gian dối,
Và bỏ đi kể từ đó không về.
Có một lần anh đã kể em nghe.
Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,
Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,
Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.
Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?
Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?
Không phải đâu em biển kia không chung thủy,
Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.
Anh dắt em giữa biển nghìn trùng,
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.
Dẫu không phải tình đầu em trong trắng,
Chỉ mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa!
(Trần Quốc Tuấn)
Biển
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết,
Để những khi bọt tung trắng xóa
Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
(Xuân Diệu)
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 12
- 👉 Bài soạn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
- 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- 👉 Bài soạn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
- 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- 👉 Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
- 👉 Bài soạn lớp 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12. 2003
- 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- 👉 Bài soạn lớp 12: Tây Tiến
- 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- 👉 Bài soạn lớp 12: Việt Bắc - Phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ
- 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- 👉 Bài soạn lớp 12: Dọn về làng
- 👉 Bài soạn lớp 12: Tiếng hát con tàu
- 👉 Bài soạn lớp 12: Đò lèn
- 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- 👉 Bài soạn lớp 12: Sóng
- 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 12: Đàn ghi - ta của Lor - ca
- 👉 Bài soạn lớp 12: Bác ơi
- 👉 Bài soạn lớp 12: Tự do
- 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- 👉 Bài soạn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học
- 👉 Bài soạn lớp 12: Người lái đò sông Đà
- 👉 Bài soạn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- 👉 Bài soạn lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
- 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới