Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả

Hướng dẫn soạn bài: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả - Trang 23 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.


I. Vài nét về tiểu sử

1. Tiểu sử

  • Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung -> Nguyễn Tất Thành -> Nguyễn Ái Quốc
  • Quê quán: Làng Kim Liên (Làng Sen) xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
  • Qúa trình hoạt động cách mạng:
    • Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước
    • Tháng 1/ 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vec xay với tên Nguyễn Ái Quốc.
    • 1920 tham gia đại hội thành lập ĐCS Pháp, đọc được luận cương Lê Nin về các vận động dân tộc và thuộc địa -> xác định được con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
    • 1025 – 1930: Tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng, trong đó quan trọng nhất là ĐCSVN.
    • 1941 về nước lãnh đạo CM trong nước giành thắng lợi 1945
    • Từ 6/1/1946 được bầu làm chủ tịch nước đến khi từ trần 1969.

2. Con người

  • Nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc
  • Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản
  • Nhà văn, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam

II. Sự nghiệp sáng tác

1. Quan điểm sáng tác

a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự 

b. Văn chương phải có tính chân thật và có tính dân tộc . 

c. Văn chương phải có tính mục đích

=> Nhờ hệ thống quan điểm trên mà tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm vừa có nội dung thiết thực, hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. 

2. Di sản văn học

Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách.

a. Văn chính luận:

b. Truyện và kí

c. Thơ ca: Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của HCM.

3. Phong cách nghệ thuật

  • Nét chung: Phong cách nghệ thuật của Bác rất độc đáo, đa dạng, hấp dẫn.  Luôn hướng tới cuộc sống, niềm vui, ánh sáng
  • Mỗi thể loại mang phong cách nghệ thuật riêng

Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật...

Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Trả lời:

Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh:

a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

Bác đặt ra yêu cầu với người cầm bút:

  • Phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận
  • Thơ văn phải thể hiện được chất "Thép"

b. Văn chương phải có tính chân thật và có tính dân tộc . 

Bác căn dặn nhà văn phải : 

  • Miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn hiện thực của đời sống nhưng cũng phải giữ tình cảm chân thật, phát huy cốt cách dân tộc 
  • Phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
  • Phải sáng tạo 

c. Văn chương phải có tính mục đích

Người sáng tác trước khi đặt bút cần trả lời các câu hỏi:

  • Viết cho ai?
  • Viết để làm gì?
  • Viết cái gì?
  • Cách viết thế nào?

Nhà văn phải viết cho dân hiểu, yêu thích, làm theo nên cần chú ý đến vấn đề "phổ cập" và " nâng cao".

=> Nhờ hệ thống quan điểm trên mà tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm vừa có nội dung thiết thực, hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. 

Câu 2: Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

Trả lời:

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

  • Văn chính luận:
    • Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).
    • Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ, sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy => Khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi tình thần đoàn kết của nhân dân.
  • Truyện và kí:
    • Tác phẩm tiêu biểu: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922)…
    • Đây chủ yếu là những tác phẩm Bác viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến đề cao những tấm gương yêu nước, yêu Cách mạng.
    • Bút pháp linh hoạt, sáng tạo, hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của Hồ Chí Minh.
  • Thơ ca:
    • Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, Dân cày, công nhân, tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, thu dạ….
    • Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh.
    • Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tình thần cách mạng thời đại.

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

Trả lời:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình , môi trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá tính và quan điểm sáng tác của Người. Phong cách của người rất đa dạng, độc đáo.

  • Văn chính luận: 
    • Ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo. 
    • Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng chứng thuyết phục và đa dạng về bút pháp. 
    • Giọng văn chính luận rất đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đânh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
  • Truyện và kí: 
    • Vẻ đẹp hiện đại
    • Tính chiến đấu mạnh mẽ.
    • Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, sâu cay.
  • Thơ ca: 
    • Thơ tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
    • Thơ nghệ thuật: Vẻ đẹp hàm súc, hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất “tình” và chất “thép”.

[Luyện tập] Câu 1: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa...

Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh

Trả lời:

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)

Thân bài:

  • Giới thiệu tác giả
  • Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
  • Bút pháp cổ điển và hiện đại
    • Bút pháp cổ điển
      • là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
      • Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
      • Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
    • Bút pháp hiện đại:
      • Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
      • Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
    • Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
      • Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
      • Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
      • Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"

Rồi: 

"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước buồn"

Hay

"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"

      • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
    • Bút pháp hiện đại
      • Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
      • Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...

Kết bài: 

[Luyện tập] Câu 2: Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được...

Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Những bài học sâu sắc và thấm thía mà thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là:

  • Nghị lực sống phi thường của con người ngay cả trong hoàn cảnh éo le, bị đọa đầy về thân xác, bị hành hạ chốn ngục tù nhưng Người vẫn vươn lên để vượt qua hết thảy những khó khăn, vất vả ấy
  • Tâm hồn luôn khao khát sự tự do, hướng về Tổ quốc với một tình yêu nước tha thiết, nồng nàn.
  • Lòng thương người của một trái tim giàu lòng trắc ẩn và sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Bác yêu những con người lao động vất vả, lam lũ bất kể sắc tộc, quốc gia, tôn giáo. Cũng nhờ thế mà ta nhận ra con mắt sắc sảo của người chiến sĩ cách mạng khi nhìn thấy những nghịch lí của một chế độ xác hội tối nát để tạo ra những tiếng cười đầy trí tuệ.

=> Bức chân dung của người chiến sĩ - thi sĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và của thế giới.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 12

Soạn bài môn văn lớp 12 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 12, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.