Giải địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp - trang 100 địa lí 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp nhé.


I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng...

Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?

Trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long có các điều kiện thuận lợi để trở thành vùng nuôi cá và tôm lớn nhất nước ta là:

  • Có nhiều hệ thống sông chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
  • Có nhiều cửa sông, bãi triều rộng lớn để nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

Câu 2: Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn...

Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp?

Trả lời:

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người. Rừng không chỉ cung cấp cho con người nhiều loài gỗ quý như lim, táu, sến…mà còn là nơi sinh tồn của nhiều loại động vật hoang dã và quý hiếm.

Khi nói đến rừng, người ta thường nghĩ đến một môi trường trong lành bởi rừng là màng lọc không khí trong lành, cản khói bụi, điều hòa môi trường xung quanh. Ngoài ra, rừng còn có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất lớp lá cây rơi xuống tạo thành một lớp xốp cách nhiệt che phủ đất rừng từ đó làm giảm lượng nước bốc hơi và làm tăng độ ẩm cho đất. Rừng đồng thời cũng là lớp phủ bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn, rửa trôi của đất, nhất là ở các khu vực sườn dốc….

Ta nhận thấy lâm nghiệpcó vai trò rất quan trọng:

  • Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Câu 3: Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái...

Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được hồi phục một phần.

Trả lời:

Dựa vào bài 14 ta thấy, rừng nước ta đang bị suy thoái nhiều. Điều này được thể hiện qua các con số cụ thể.

Năm 1943, tổng diện tích có rừng là 14,3 triệu ha, độ che phủ 43%. Đến năm 1983, diện tích rùng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22%.

Tuy nhiên, vào những năm sau, diện tích rừng đã có bước phục hồi trở lại. Năm 2005 , tổng diện tích rừng đã đạt mức 12,7 triệu ha với độ che phủ là 38%.

Mặc dù diện tích rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn còn chưa cao, rừng chủ yếu là rừng mới trồng.

Câu 4: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta.

Trả lời:

Hiện nay, tài nguyên rừng nước ta đang bị suy thoái trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định là:

  • Ở thời chiến, do chiến tranh, bom đạn đã hủy hoại rừng.
  • Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng, do đó chưa có ý thức về trổng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.
  • Khai thác, chặt phá rừng bừa bãi
  • Chặt rừng để làm rẫy, làm bản.
  • Khai thác khoáng sản
  • Chính sách quản lý rừng chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, chưa xử lí nghiêm các hành vi phá hoại rừng…

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển...

Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta.

Trả lời:

Điềukiện

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn trên 1 triệu km2. 

Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài … Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …

Có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.

Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.  

Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

 

Dân cư vànguồn lao động

Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt thuỷ sản.

Ý thức bảo vệ môi trường, nguồn lợi chưa cao.

Chưa quen với việc sử dụng các thiết bị hiện đại.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất còn thấp.

Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lốichính sách

Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn. Đó là các chương trình đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, hỗ trợ giá xăng dầu…

 

Thị trường

Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

Áp lực của một số hình thức cạnh trạnh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu tham khảo, hãy so sánh...

Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long dường như phát triển toàn diện hơn về ngành nuôi tôm.

  • Về diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn diện tích nuôi trồng tôm ở đồng  bằng sông Hồng.
  • Kinh nghiệm: Cả hai vùng đều có kinh nghiệm nuôi tôm hàng hóa.
  • Dịch vụ nuôi tôm: Ở đồng bằng Sông Cửu Long phát triển rộng khắp
  • Sản lượng: Năm 2005, ở đồng bừng sông Hồng có 8283 tấn tôm nuôi còn ở đồng bằng sông Cửu lng có 265761 tấn tôm nuôi cao gấp 32 lần.

Câu 3: Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển...

Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Hiện trạng trồng rừng:

  • Cá nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa..., rừng phòng hộ.
  • Hằng năm, trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

Các vấn đề phái triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:

  • Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
  • Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.
  • Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
  • Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 12

Soạn bài địa lí lớp 12, giải địa lí lớp 12, làm bài tập bài thực hành địa lí 12. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 12. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.