Giải địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp - trang 125 địa lí 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhé.


I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng...

Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trả lời:

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm:

Nhân tố bên trong

  • Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các cơ sở sản xuất công nghiệp và tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Tài nguyên thiên nhiên: ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, quy định hoạt động sản xuất công nghiệp của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Điều kiện kinh tế - xã hội: ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ( dân cư vừa là nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ, các trung tâm kinh tế, mạng lưới đô thị tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển của tổ chức lãnh thổ công nghiệp).

Nhân tố bên ngoài

  • Thị trường: ảnh hưởng và chi phối đến hướng sản xuất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Hợp tác quốc tế:
    • Hợp tác vốn đầu tư từ các nước phát triển
    • Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại
    • Chuyển giao kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu những đặc điểm chính của điểm công nghiệp?

Trả lời:

Đặc điểm chính của điểm công nghiệp:

  • Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.
  • Nằm cùng với một điểm dân cư.
  • Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh

Câu 3: Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ,...

Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung?

Trả lời:

Tại vì đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.

  • Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
  • Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
  • Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
  • Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.
  • Có các vùng kinh tế trọng điểm.
  • Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên…

Câu 4: Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp?

Trả lời:

Đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp:

  • Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.
  • Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.
  • Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
  • Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.

Câu 5: Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp?

Trả lời:

Những đặc điểm chính của vùng công nghiệp:

  • Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  • Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao.
  • Các ngành phục vụ bổ trợ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

Trả lời:

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 2: So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

Trả lời:

Hình thức tổ chức

Khái niệm

Đặc điểm

Quy mô

Điểm công nghiệp

Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

- Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.

- Nằm cùng với một điểm dân cư.

- Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

Quy mô nhỏ

Khu công nghiệp

Là khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạn tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Có ranh giới rõ ràng.

- Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân sinh sống.

- Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao.

- Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

- Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

- Diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha.

- Gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có số lượng công nhân nhiều và có tay nghề.

Trung tâm công nghiệp

Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

- Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.

- Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

- Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

- Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.

- Qui mô lớn.

- Có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với nền kinh tế của quốc gia đó.

Vùng công nghiệp

Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Có hai loại:

- Vùng nghành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại => Đơn ngành.

- Vùng tổng hợp: gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => Đa ngành.

- Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao.

- Các ngành phục vụ bổ trợ.

- Vùng công nghiệp phân bố trên một qui mô lãnh thổ rộng lớn.

- Có tầm ảnh hưởng lớn nền kinh tế trong nước và sức hút với khu vực và thế giới.

Câu 3: Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam),...

Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

Trả lời:

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì:

  • Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, vùng kinh tế năng động nhất nước ta, gần các vùng nguyên liệu, năng lượng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (TP Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu).
  • Có ưu thế về vị trí địa lí về giao thông, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dở lớn nhất cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nhất phía Nam.
  • Đông dân, nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
  • Có sức thu hút mạnh mẽ đối với đầu tư cả trong và ngoài nước.
  • Kết cấu hạ tầng tốt nhất cả nước, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
  • Với chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở phía Nam.

Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì:

  • Là thủ đô, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm ĐBSH, nối với cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5, là đỉnh của tam giác tăng trưởng KT.
  • Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông sản, thủy sản phong phú.
  • Lực lượng lao động đông và có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chổ rộng lớn.
  • Là đầu mối giao thông quan trọng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển mạnh.
  • Thu hút nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào CN.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI BỔ SUNG

Câu 1: Nêu các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

Trả lời:

Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta:

  • Điểm công nghiệp: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
  • Khu công nghiệp: Là khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạn tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Trung tâm công nghiệp: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.
  • Vùng công nghiệp: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng...

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ?

Trả lời:

Hoạt động công nghiệp nước ta chỉ tập trung ở một số khu vực:

  • Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung cn cao nhất cả nước.
  • Ở Nam Bộ hình thành một dải các trung tâm cn: TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu...
  • Duyên hải Miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm cn lớn nhất còn có các trung tâm công nghiệp khác: Vinh, Huế, Nha Trang...
  • Các khu vực còn lại công nghiệp phân tán rời rạc như: Tây Nguyên, Tây Bắc.

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau của 2 trung tâm công nghiệp...

So sánh điểm giống và khác nhau của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

  • Giống nhau: Là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành đa dạng.
  • Khác nhau:
    • Địa lí: Hà Nội thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, TP.HCM thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    • Nguồn lao động: TPHCM có nguồn lao động dồi dào, nhiều thợ lành nghề và có tác phong công nghiệp hơn Hà Nội.
    • Cơ sở hạ tầng: TPHCM hiện đại hơn, hoàn chỉnh hơn Hà Nội.
    • Cơ cấu ngành: TPHCM đa dạng các ngành công nghiệp trong đó có nhiều ngành mới trong khi Hà Nội chủ yếu là điện tử.
    • Giá trị sản lượng công nghiệp: TPHCM cao gấp 4 lần Hà Nội.
    • Thu hút đầu tư: TPHCM thu hút vốn nước ngoài lớn nhất cả nước, gấp nhiều lần so với Hà Nội.

Câu 4: Dựa vào trang 26 và trang 30 của Atlat địa lí Việt Nam hãy:

  • Xác định tên và quy mô của từng trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở Đồng bằng sông Hồng?
  • Kể tên các khu kinh tế ven biển ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở ĐBSH là:

  • Phúc Yên: từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng
  • Bắc Ninh: Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng
  • Hải Phòng: Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
  • Hà Nội: Trên 120 nghìn tỉ đồng

Tên các khu kinh tế ven biển ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

  • Chân Mây – Lăng Cô
  • Chu Lai
  • Dung Quất
  • Nhơn Hội

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 12

Soạn bài địa lí lớp 12, giải địa lí lớp 12, làm bài tập bài thực hành địa lí 12. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 12. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.