Giải địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - trang 190 địa lí 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo nhé.


I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm...

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?

Trả lời:

Vùng biển nước ta có diện tích trên 1 triệu km2, bao gồm các bộ phận:

  • Nội thủy
  • Lãnh hải
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải, 
  • Vùng chủ quyền kinh tế biền
  • Vùng thềm lục địa

Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta vì: Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển...

Câu 2: Hãy kể tên các ngư trường trọng điểm của nhà nước ta và xác định các....

Hãy kể tên các ngư trường trọng điểm của nhà nước ta và xác định các ngư trường này trên bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat địa lí Việt Nam)?

Trả lời:

Các ngư trường trọng điểm của nhà nước ta:

  • Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).
  • Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ).
  • Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 3: Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat địa lí Việt Nam)...

Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat địa lí Việt Nam) 4 mỏ dầu thuộc vùng trũng Cửu Long?

Trả lời:

Tên 4 mỏ dầu thuộc vùng trũng Cửu Long:

  • Hồng Ngọc
  • Rạng Đông
  • Bạch Hổ và Rồng
  • Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng.

Câu 4: Hãy xác định trên bản đồ các đảo và quần đảo đã nêu ở trên?

Trả lời:

  • Các đảo ở nước ta: Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Phú Quốc, Phú Quốc…
  • Các quần đảo ở nước ta: Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu…

Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định một số tỉnh, thành phố ở....

Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển?

Trả lời:

Một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển là:

  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh nổi bật về phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác hải sản, khai thác dầu khí, du lịch biển, giao thông vận tải biển).
  • Tỉnh Quảng Ninh: khai thác và nuôi trổng thuỷ sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển
  • Thành phố Hải Phòng: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển.
  • Thành phố Đà Nẵng: giao thông vận tải biển, du lịch biển.
  • Khánh Hoà, đặc biệt là thành phố Nha Trang: du lịch biển, giao thông vận tải biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
  • Bình Thuận, Cà Mau là những tỉnh có ngành đánh cá biển phát triển mạnh.
  • Kiên Giang: đánh cá biển, du lịch biển - đảo.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa....

Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?

Trả lời:

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai vì:

  • Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, đặc biệt là đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch. Đây cũng là căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
  • Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt.
  • Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
  • Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Câu 2: Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại....

Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấc đất một tấc vàng”. Chính vì vậy, một hòn đảo dù đảo nhỏ cũng có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với nước ta.

  • Nó khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
  • Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
  • Và cũng là hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.

Câu 3: Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các....

Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu?

Trả lời:

Tài nguyên du lịch biển

  • Nước ta tiếp giáp với biển đông, do đó có nhiều điều kiện phát triển để tổng hợp các ngành kinh tế biển trong đó có ngành du lịch biển:
  • Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt…
  • Nước ta có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó có thể một số địa điểm tiêu biểu như Nha Trang, Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long…
  • Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
  • Các điều kiện khác: khí hậu, tài nguyên hải sản, bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển,... có nhiều thuận lợi cho du lịch, nghỉ dưỡng.

Hiện trạng phát triển du lịch biển:

  • Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi bỉển mới được đưa vào khai thác.
  • Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-5 sao.
  • Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển đã được đưa vào hoạt động như: chèo thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền, bóng đá, bóng chuyền bãi biển… Đặc biệt, loại hình ngắm biển bằng dù lượn, khinh khí cầu, máy bay mô hình đang được nhiều khách du lịch yêu thích.
  • Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch.

=>Du lịch biển phát triển cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.

 

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 12

Soạn bài địa lí lớp 12, giải địa lí lớp 12, làm bài tập bài thực hành địa lí 12. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 12. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.