Giải vật lí 12 bài 16: Truyền tải điện năng – Máy biến áp
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
- II. GIẢI BÀI TẬP
- Giải câu 1: Máy biến áp là gì? Nêu cấu tạo...
- Giải câu 2: Máy biến áp lí tưởng làm việc bình...
- Giải câu 3: Máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp...
- Giải câu 4: Một máy biến áp lý tưởng có hai...
- Giải câu 5: Máy biến áp lí tưởng cung cấp một...
- Giải câu 6: Một máy biến áp lí tưởng cung cấp...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Truyền tải điện năng
Công suất phát được tính theo công thức: Pphát = Uphát.I
Trong đó:
- Pphát: công suất phát (W).
- Uphát: điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát (V).
- I: cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây (A).
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây:
Php = r.I2 = r. $\frac{P^{2}_{phát}}{U^{2}_{phát}}$
Trong đó: r là điện trở tổng cộng của đường dây điện.
Nhận xét:
Pphát hoàn toàn xác định, nên muốn giảm Php trên đường dây thì ta phải giảm điện trở của dây hoặc tăng Uphát.
Khi giảm điện trở r của dây dẫn ta lại dẫn đến những hạn chế khác như chi phí đường dây tăng.
Vậy cách tối ưu để giảm hao phí trên đường dây là tăng Uphát nói cách khác, ta cần có những thiết bị biến đổi điện áp.
II. Máy biến áp
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Cấu tạo: Máy biến áp gồm hai phần chính:
- Lõi biến áp: được làm từ sắt non pha silic;
- Hai cuộn dây: có điện trở nhỏ và cách vòng dây được
- Cuộn sơ cấp: được nối với nguồn, có số vòng dây N1;
- Cuộn thứ cấp: được nối với tải hoặc để hở, có số vòng dây là N2.
Nguyên tắc hoạt động: dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ:
Nguồn phát điện tạo ra một dòng điện xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp gây ra biến thiên từ thông trong hai cuộn.
Khi cuộn sơ cấp có sự biến thiên từ thông thì suất hiện một dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp.
Từ thông qua mỗi vòng dây của cả hai cuộn là: $\Phi = \Phi _{0}.\cos \omega .t$.
Từ thông qua mỗi cuộn dây là:
Cuộn N1: $\Phi _{1} = N_{1}.\Phi _{0}.\cos \omega .t$
Cuộn N2: $\Phi _{2} = N_{2}.\Phi _{0}.\cos \omega .t$
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn thứ cấp là:
e2 = $- \frac{d\Phi _{2}}{dt}$ = N2. $\omega .\Phi _{0}.\sin \omega .t$.
Khi hai đầu cuộn thứ cấp để hở:
- I2 = 0;
- Tỉ số các điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp luôn luôn bằng tỉ số các vòng dây của hai cuộn đó:
$\frac{U_{2}}{U_{1}} = \frac{N_{2}}{N_{1}}$.
- Nếu $\frac{N_{2}}{N_{1}}$ > 1: máy tăng áp;
- Nếu $\frac{N_{2}}{N_{1}}$ < 1: máy hạ áp.
- Đối với máy biến áp ở chế độ không tải thì nó hầu như không tiêu thụ điện năng.
Khi hai đầu cuộn thứ cấp được nối với tải:
- I2 khác 0;
- $\frac{U_{2}}{U_{1}} = \frac{I_{1}}{I_{2}}$.
Kết luận: Đối với máy biến áp lí tưởng:
- Tỉ số các điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp bằng tỉ số N2/N1;
- Tỉ số các cường độ hiện dụng ở mạch thứ cấp và mạch sơ cấp bằng nghịch đảo tỉ số N2/N1.
II. GIẢI BÀI TẬP
Bài giải:
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Cấu tạo: Máy biến áp gồm hai phần chính:
Lõi biến áp: được làm từ sắt non pha silic;
- Hai cuộn dây: có điện trở nhỏ và cách vòng dây được
- Cuộn sơ cấp: được nối với nguồn, có số vòng dây N1;
- Cuộn thứ cấp: được nối với tải hoặc để hở, có số vòng dây là N2.
Nguyên tắc hoạt động: dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Bài giải:
Chọn đáp án C.
Giải thích: Áp dụng các công thức của máy biến áp, ta tính ra kết quả trên.
Giải câu 3: Máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp...
Máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2 000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng; điện áp và cường độ dòng điện ở mạch sơ cấp là 120 V, 0,8 A. Điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu ?
A. 6 V, 96 W. B. 240 V, 96 W.
C. 6 V, 4,8 W. D. 120 V, 4,8 W
Bài giải:
Chọn đáp án A.
Giải thích:
Áp dụng các công thức của máy biến áp, ta tính được điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp là:
U2 = U1.$\frac{N_{2}}{N_{1}}$ = 6 (V).
Máy biến áp lí tưởng, công suất ở cuộn thứ cấp bằng với công suất ở cuộn sơ cấp:
Ptc = U2I2 = U1I1 = 120 . 0,8 = 96 W.
Giải câu 4: Một máy biến áp lý tưởng có hai...
Một máy biến áp lý tưởng có hai cuộn dây lần lượt có 10 000 vòng và 200 vòng.
a. Muốn tăng áp thì cuộn nào là cuộn sơ cấp ? Nếu đặt vào cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng 220 V thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp bằng bao nhiêu ?
b. Cuộn nào có tiết diện dây lớn hơn ?
Bài giải:
a. Muốn tăng áp thì N2 > N1 hay cuộn sơ cấp có 200 vòng dây và cuộn thứ cấp có 10 000 vòng dây.
$\frac{U_{2}}{U_{1}} = \frac{N_{2}}{N_{1}} = \frac{10 000}{200} = 50$ $\Rightarrow $ $U_{2} = 50.U_{1} = 50.220 = 11 000$ (V).
b. Ta có : $\frac{I_{1}}{U_{2}} = \frac{N_{2}}{N_{1}} = \frac{10 000}{200} = 50$ $\Rightarrow $ I2 < I1 hay cuộn sơ cấp có tiết diện lớn hơn.
Giải câu 5: Máy biến áp lí tưởng cung cấp một...
Máy biến áp lí tưởng cung cấp một dòng điện 30 A dưới một điện áp hiệu dụng 220 V. Điện áp hiệu dụng 220 V. Điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp là 5 kV.
a. Tính công suất tiêu thụ ở cửa vào và ở cửa ra của biến áp.
b. Tính cường độ hiệu dụng ở cuộn sơ cấp.
Bài giải:
a. Máy biến áp lí tưởng, nên công suất tiêu thụ ở hai cuộn là như nhau:
P1 = P2 = U2.I2 = 220.30 = 6 600 W.
b. Cường độ dòng điện ở cuộn sơ cấp là: $I_{1} = \frac{P_{1}}{U_{1}} = \frac{6 600}{5.10^{3}} = 1,32$ (A).
Giải câu 6: Một máy biến áp lí tưởng cung cấp...
Một máy biến áp lí tưởng cung cấp một công suất 4 kW dưới một điện áp hiệu dụng 110 V. Biến áp đó nối với đường dây tải điện có điện trở tổng là 2 Ω.
a. Tính cường độ hiệu dụng trên đường dây tải điện.
b. Tính độ sụt thế trên đường dây tải điện.
c. Tính điện áp hiệu dụng ở cuối đường dây tải điện.
d. Xác định công suất tổn hao trên đường dây đó.
e. Thay biến áp trên đây bằng một biến áp có cùng công suất nhưng điện áp hiệu dụng ở cửa ra là 220 V. Tính toán lại các đại lượng nêu ra ở bốn câu hỏi trên.
Bài giải:
a. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây là:
I2 = $\frac{P_{2}}{U_{2}} = \frac{4 000}{110} = \frac{400}{11}$ (A).
b. Độ sụt thế trên đường dây: I2.Rdây = $\frac{400}{11}$.2 = \frac{800}{11}$ $\approx $ 72,8 (V).
c. Điện áp hiệu dụng ở cuối đường dây tải điện: 110 – 72,8 = 27,2 (V).
d. Công suất hao phí trên đường dây:
Php = I22.Rdây = 2644,6 W.
e. Tương tự các phần trên:
I2’ = 200/11 (A)
Độ sụt thế:I2’.Rdây = 36,36 V.
Điện áp ở cuối dây là: 220 – 36,36 = 183,63 V.
Công suất hao phí: Php’ = 661,15 W.
Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 12
- 👉 Giải vật lí 12 bài 1: Dao động điều hòa
- 👉 Giải vật lí 12 bài 8: Giao thoa sóng
- 👉 Giải vật lí 12 bài 2: Con lắc lò xo
- 👉 Giải vật lí 12 bài 3: Con lắc đơn
- 👉 Giải vật lí 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
- 👉 Giải vật lí 12 bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
- 👉 Giải vật lí 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- 👉 Giải vật lí 12 bài 9: Sóng dừng
- 👉 Giải vật lí 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
- 👉 Giải vật lí 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
- 👉 Giải vật lí 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
- 👉 Giải vật lí 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều
- 👉 Giải vật lí 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- 👉 Giải vật lí 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
- 👉 Giải vật lí 12 bài 16: Truyền tải điện năng – Máy biến áp
- 👉 Giải vật lí 12 bài 17: Máy phát điện xoay chiều
- 👉 Giải vật lí 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
- 👉 Giải vật lí 12 bài 20: Mạch dao động
- 👉 Giải vật lí 12 bài 21: Điện từ trường
- 👉 Giải vật lí 12 bài 22: Sóng điện từ
- 👉 Giải vật lí 12 bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
- 👉 Giải vật lí 12 bài 24: Tán sắc ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 12 bài 26: Các loại quang phổ
- 👉 Giải vật lí 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- 👉 Giải vật lí 12 bài 28: Tia X
- 👉 Giải vật lí 12 bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 12 bài 31: Hiện tượng quang điện trong
- 👉 Giải vật lí 12 bài 32: Hiện tượng quang-phát quang
- 👉 Giải vật lí 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo
- 👉 Giải vật lí 12 bài 34: Sơ lược về laze
- 👉 Giải vật lí 12 bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- 👉 Giải vật lí 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
- 👉 Giải vật lí 12 bài 37: Phóng xạ
- 👉 Giải vật lí 12 bài 38: Phản ứng phân hạch
- 👉 Giải vật lí 12 bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
- 👉 Giải vật lí 12 bài 40: Các hạt sơ cấp
- 👉 Giải vật lí 12 bài 41: Cấu tạo vũ trụ
- 👉 Giải vật lí 12 bài 29: Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ( Phần 1 )
- 👉 Giải vật lí 12 bài 29: Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa ( Phần 2 )
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới