Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữu con người với thiên nhiên.
Bài mẫu 1
Những ngày thơ bé, em thường thích nằm vào lòng bà, bên chiếc chõng tre để nghe bà những câu chuyện cổ tích ngày xưa. Và trong đêm nay trăng sáng, bà đã kể về sự tích chú Cuội cung trăng. Câu chuyện khiến em vô cùng thích thú và chú ý lắng nghe từng lời của bà.
Truyện kể rằng, ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.
Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó, Con hãy nhớ nhé!
Nói xong rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở phía đônggóc vườn nhà mình, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn nên ngày nào chú CUội cũng tưới cây bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm, Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Dù đã dặ vợ không được tưới nước giải vào cây quý nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về,, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….
Nhìn lên vầng trăng sáng trên bầu trời, em như thấy hình ảnh chú Cuội ngồi đó bên cạnh gốc cây quý. Câu chuyện cổ tích không chỉ ca ngợi tấm lòng nhân hậu của chú Cuội, đã dùng cây thuốc quý để cứu người khi bị bệnh mà còn thể hiện ước mơ của loài người được bay lên không trung, vào vũ trụ rộng lớn bao la. Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta khi làm việc gì cần thận trọng trong mọi công việc, tránh để xảy ra những việc đáng tiếc như gia đình nhà Cuội.
Bài mẫu 2
Như chúng ta đã biết, Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:
Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:
- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.
Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.
Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.
Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.
Bài mẫu 3
Tôi đã từng nghe ai đó nói: Thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên đem đến cho con người môi trường sinh sống, đem đến bao loài hoa thơm trái ngọt, bao loài động vật hữu ích,… Ấy vậy mà có hai cậu bé đã không quý trọng thiên nhiên. Chỉ vì thú vui của mình, hai cậu đã vô tình làm hại chết chú sơn ca và loài cúc trắng.
Bên bờ rào của khu vườn nọ, giữa đám cỏ dại, một bông cúc vừa nở những cánh hoa trắng tinh. Dưới nắng, bông cúc y như chiếc chén nhỏ bằng ngọc lấp lánh. Vẻ đẹp ấy đã làm sơn ca đang bay phải sà xuống, líu lo hót rằng:
- “Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!"
Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng sung sướng khôn tả. Chim véo von quanh cúc hồi lâu rồi mới bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
Sáng sớm hôm sau, khi bông cúc trắng vừa xoè cánh đón bình minh và háo hức chờ đợi sơn ca tới thì đã nghe thấy tiếng hót buồn thảm văng vẳng phía xa. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.
Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca bị giam cầm, cổ họng khô bỏng vì khát nước. Nó rúc mỏ vặt đám cỏ ướt cho đỡ đói. Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca dù đói khát, chú ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa. Màn đêm buông xuống tối đen. Hai cậu bé quên bẵng chú chim khốn khổ, không cho nó một giọt nước nào. Đêm ấy, chú sơn ca lìa đời. Bông cúc trắng thương xót bạn, khóc hết nước mắt, héo lả đi bên xác sơn ca.
Sáng ra, thấy chú chim đã chết, hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận. Tội nghiệp con chim bé nhỏ! Khi nó còn sống, các cậu đã để mặc nó chết vì tù túng và đói khát. Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng vô tình thì hôm nay nó vẫn xinh tươi đùa vui nắng mặt trời.
Câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” rất hay phải không các bạn? Nếu hai cậu bé không bắt nhốt chú sơn ca, không ngắt đám cỏ thì đã không gây ra chuyện buồn như vậy. Chúng ta phải biết gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên để người bạn đặc biệt này luôn xanh tươi các bạn nhé!
Bài mẫu 4
Hôm sinh nhật, Hùng nhận được rất nhiều quà. Nhưng cậu ta thích nhất là chiếc lồng bẫy chim của người anh họ gửi cho. Chiếc lồng làm bằng những thanh tre vuốt tròn. Phía trên có một cái lưới và miếng gỗ nhỏ, rắc thức ăn lên đó để ngoài sân, hễ chim đậu vào mổ thóc là miếng gỗ bật lên, lưới ụp xuống. Hùng mừng quá, chạy khoe với bố. Bố bảo:
- Thứ đồ chơi này không tốt. Con không nên bắt chim làm gì!
- Con sẽ nhốt chim vào lồng và nuôi cho chim hót.
Rồi Hùng lấy thóc rắc lên miếng gỗ, đem bẫy đặt ngoài vườn. Hùng nấp vào gốc cây, chờ mãi vẫn không thấy con chim nào bay tới. Hùng để bẫy ở đó đi ăn cơm trưa. Sau bữa ăn, cậu vui mừng thây lưới đã sập. Một chú chim nhỏ đang giãy giụa trong lưới. Hùng bắt chim bỏ vào lồng và chạy vào khoe với bố:
- Bố ơi, bố xem này, con bẫy được một chú họa mi.
- Đây là chim sâu, đừng làm tội nó con ạ! Tốt hơn thì con thả nó ra …
Hùng thưa lại bố:
- Bố yên tâm, con sẽ chăm sóc nó chu đáo!
Mấy hôm đầu, Hùng đều rắc thóc cho chim, thay nước, rửa lồng ... Đến ngày thứ năm, Hùng quên mất. Bố Hùng bảo:
- Đây, con quên chim rồi. Cứ thả nó ra là hơn.
- Con sẽ không quên nữa! Con đi lấy thóc và thay nước ngay bây giờ. Tội nghiệp chú chim nhỏ của tôi!
Hùng mở cửa lồng lau chùi. Chú chim sợ hãi, cuống cuồng đập cánh bay khắp lồng. Hùng dọn sạch lồng xong, bỏ đi lấy thóc và nước mà quên đóng cửa lồng. Hùng vừa bước đi, chú chim nhỏ vội bay qua cửa sổ thoát thân. Không ngờ, chim đập đầu vào cửa kính ngã lăn xuống nền nhà. Hùng vội chạy đến bắt chim bỏ vào lồng. Chú chim nhỏ nằm bẹp xuống, sải cánh và thở mệt nhọc. Hùng nhìn chim rồi nước mắt chảy:
- Bố ơi, con làm thế nào bây giờ hả bố?
Bố nhìn con lắc đầu:
- Biết làm thế nào được nữa!
Suốt ngày, Hùng không rời chiếc lồng. Con chim nhỏ vẫn nằm thở dồn dập. Sáng hôm sau, Hùng lại gần lồng chim. Con chim nhỏ đã nằm ngửa, chân duỗi thẳng cứng đờ. Từ đấy, Hùng không bao giờ bẫy chim nữa.
Câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc. Chim chóc cũng như con người phải được sống tự do và sống cùng đồng loại. Nếu cô đơn và mất tự do, chim cũng vô cùng đau đớn và khó bề sống nổi.
Xem thêm lời giải Giải Tiếng Việt 5
- 👉 Giải bài tập đọc: Thư gửi các học sinh
- 👉 Giải bài chính tả: Việt Nam thân yêu
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- 👉 Giải bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- 👉 Giải bài tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- 👉 Giải bài luyện từ và câu : Luyện tập về từ đồng nghĩa
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
- 👉 Giải bài tập đọc: Nghìn năm văn hiến
- 👉 Giải bài chính tả: Lương Ngọc Quyến
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Tổ quốc
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc
- 👉 Giải bài tập đọc: Màu sắc em yêu
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 21
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 22
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
- 👉 Giải bài tập đọc: Lòng dân
- 👉 Giải bài chính tả: Thư gửi các học sinh
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mổ rộng vốn từ - Nhân dân
- 👉 Giải bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 28
- 👉 Giải bài tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 31
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 34
- 👉 Giải bài tập đọc: Những con sếu bằng giấy
- 👉 Giải bài chính tả: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Từ trái nghĩa
- 👉 Giải bài kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- 👉 Giải bài tập đọc: Bài ca về trái đất
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 43
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa
- 👉 Giải bài tập làm văn: Tả cảnh
- 👉 Giải bài tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
- 👉 Giải bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Hòa bình
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 48
- 👉 Giải bài tập đọc: Ê-mi-li, con....
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê trang 51
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Từ đồng âm
- 👉 Giải bài tập đọc: Sự sụp đổ của chủ nghĩa A-pác-thai
- 👉 Giải bài chính tả: Ê-mi-li, con....
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác
- 👉 Giải bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 57
- 👉 Giải bài tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập làm đơn
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 62
- 👉 Giải bài tập đọc: Những người bạn tốt
- 👉 Giải bài chính tả: Dòng kinh quê hương
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
- 👉 Giải bài kể chuyện: Cây cỏ nước Nam
- 👉 Giải bài tập đọc: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 70
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 74
- 👉 Giải bài tập đọc: Kì diệu rừng xanh
- 👉 Giải bài chính tả: Kì diệu rừng xanh
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Thiên nhiên
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79
- 👉 Giải bài tập đọc: Trước cổng trời
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 81
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài)
- 👉 Giải bài tập đọc: Cái gì quý nhất
- 👉 Giải bài chính tả: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
- 👉 Giải bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 88
- 👉 Giải bài tập đọc: Đất Cà Mau
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập thuyết minh, tranh luận
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Đại từ
- 👉 Giải bài: Ôn tập giữa học kì I tiết 1, 2, 3
- 👉 Giải bài: Ôn tập giữa học kì I tiết 4, 5, 6
- 👉 Giải bài: Ôn tập giữa học kì I tiết 7
- 👉 Giải bài: Ôn tập giữa học kì I tiết 8
- 👉 Giải bài tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ
- 👉 Giải bài chính tả: Luật bảo vệ môi trường
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
- 👉 Giải bài kể chuyện: Người đi săn và con nai
- 👉 Giải bài tập đọc: Tiếng vọng
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Quan hệ từ
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập làm đơn trang 111
- 👉 Giải bài tập đọc: Mùa thảo quả
- 👉 Giải bài chính tả: Mùa thảo quả
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Bảo vệ môi trường
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 116
- 👉 Giải bài tập đọc: Hành trình của bầy ong
- 👉 Giải bài tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết)
- 👉 Giải bài tập đọc: Người gác rừng tí hon
- 👉 Giải bài chính tả: Hành trình của bầy ong
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Bảo vệ môi trường trang 126
- 👉 Giải bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 127
- 👉 Giải bài tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ trang 131
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyên tập tả người (tả ngoại hình)
- 👉 Giải bài tập đọc: Chuỗi ngọc lam
- 👉 Giải bài chính tả: Chuỗi ngọc lam
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
- 👉 Giải bài kể chuyện: Pa - xtơ và em bé
- 👉 Giải bài tập đọc: Hạt gạo làng ta
- 👉 Giải bài tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại trang 142
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
- 👉 Giải bài tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- 👉 Giải bài chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Hạnh phúc
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 147
- 👉 Giải bài tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả người (tả hoạt động) trang 150
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
- 👉 Giải bài tập làm văn: Luyện tập tả người (tả hoạt động) trang 152
- 👉 Giải bài tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
- 👉 Giải bài chính tả: Về ngôi nhà đang xây
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 156
- 👉 Giải bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 157
- 👉 Giải bài tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 159
- 👉 Giải bài tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc
- 👉 Giải bài tập đọc: Ngụ Công xã Trịnh Tường
- 👉 Giải bài chính tả: Người mẹ của 51 đứa con
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
- 👉 Giải bài kể chuyện đã nghe đã đọc trang 168
- 👉 Giải bài tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
- 👉 Giải bài tập làm văn: Ôn tập về viết đơn
- 👉 Giải bài luyện từ và câu: Ôn tập về câu trang 171
- 👉 Giải bài ôn tập cuối học kì I tiết 1, 2, 3
- 👉 Giải bài ôn tập cuối học kì I tiết 4, 5, 6
- 👉 Giải bài ôn tập cuối học kì I tiết 7
- 👉 Giải bài ôn tập cuối học kì I tiết 8
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 5
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 5
- Bài tập cuối tuần Toán 5
- Cùng em học toán lớp 5
- Vở bài tập Toán 5
- Cùng em học Toán 5
- SGK Toán lớp 5
- VNEN Toán lớp 5
- Giải bài môn toán lớp 5
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- SGK Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- Giải Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 5
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới