Bài soạn siêu hay: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - trang 75 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


I. Dùng từ không đúng nghĩa

Trả lời ví dụ:

Các lỗi dùng từ:

a. Sai “yếu điểm” thay thành “nhược điểm”.

b. Sai “đề bạt” thay thành “bầu”.

c. Sai “chứng thực” thay thành “ chứng kiến”.

[Luyện tập] Câu 1: Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:

Trả lời: các kết hợp từ đúng

  • bản (tuyên ngôn)
  • (tương lai) xán lạn
  • bôn ba (hải ngoại)
  • (bức tranh) thủy mặc
  • (nói năng) tùy tiện

[Luyện tập] Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) Khinh khỉnh, khinh bạc ……………… : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình. b) Khẩn thiết, khẩn trương …………. …... : nhanh, gấp và có phần căng thẳng. c) Bâng khuâng, băn khoăn……………... : không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ và lo liệu.

Trả lời: 

a. Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b. Khẩn trương: : nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c. Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ và lo liệu.

[Luyện tập] Câu 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a.Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt. /b.Làm sai thì cần thật thà nhận lỗi, không nên bao biện./ c.Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những tinh tú của văn hoá dân tộc.

Trả lời:

a)

  • Lỗi sai: Từ “tống” hoặc từ “đá”
  • Nguyên nhân: Dùng kết hợp không đúng nghĩa của từ. 
  • Chữa lỗi:
    • Cách 1: Thay từ “đá” bằng từ “đấm”.
    • Cách 2: Hoặc thay từ “tống” bằng từ “tung”

b)

  • Lỗi sai: Từ “thực thà” và “bao biện”.
  • Nguyên nhân: Dùng từ không đúng nghĩa.
  • Chữa lỗi: Thay từ “thật thà”bằng từ“thành khẩn” và thay từ “bao biện” bằng từ “ngụy biện”

c)

  • Lỗi sai: Từ “tinh tú”
  • Nguyên nhân: Dùng từ không đúng nghĩa.
  • Chữa lỗi:  Thay từ “tinh tú” bằng từ “tinh túy”

[Luyện tập] Câu 4: Chính tả nghe – viết: Em bé thông minh (từ một hôm, viên quan đi qua đến một ngày được mấy đường).

Trả lời:

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 6. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Với cách soạn này, các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 6 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm