Bài soạn siêu ngắn: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - trang 15 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

Ví dụ: Xét các câu hỏi ở sgk trang 15, 16

Trả lời:

a. Khi cần bày tỏ nguyện vọng, tư tưởng em sẽ nói ra hoặc viết ra giấy.

b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn thì em phải nói có đầu có đuôi, rõ ràng và đầy đủ lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

c.     Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.  

  • Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, dù bất kì hoàn cảnh nào cũng cần giữ vững lập trường. Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền và được được nêu ra ở câu trên.
  • Câu dưới giải thích rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.

d. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề => văn bản nói.

đ. Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.

e.Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.

Một số văn bản khác: Đơn xin nghỉ phép, bài phát biểu của em trong lễ bế giảng, bài báo…

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

Ví dụ: Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:

1. Hai đội bóng muốn xin phép... => Hành chính – công vụ

2. Tường thuật lại diễn biến ...=> Văn bản tự sự

3. Tả lại những pha bóng đẹp... => Văn bản miêu tả

4. Giới thiệu quá trình thành lập... => Văn bản thuyết minh

5. Bày tỏ lòng mến yêu ... => Văn bản biểu cảm

6. Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá... => Văn bản nghị luận

[Luyện tập] Câu 1: Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

a. tự sự

b. miêu tả

c. nghị luận

d. biểu cảm

đ. thuyết minh

[Luyện tập] Câu 2: Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

Trả lời:

Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự

Vì: Các sự việc trong truyện đọc kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 6. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Với cách soạn này, các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 6 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm