Giải lịch sử 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602) (Tiếp theo)

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602) (Tiếp theo) - trang 60 lịch sử lớp 6. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602) (Tiếp theo) nhé.


                                    

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

3. Chống quân Lương xâm lược

  • Tháng 5/545 quân giặc tiến vào nước ta theo hai đường thủy và bộ
  • Thế giặc mạnh Lý Nam Đế lui quân về thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  • Sau đó rút quân về thành Gia Ninh
  • Đầu năm 546 định chiếm thành Gia Ninh, ông đem quân đóng ở hồ Điển Triệt.
  • Một đêm mưa gió, địch đáng úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão
  • Năm 548 ông mất.

4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

  • Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
  • Cuộc kháng chiến giằng co kéo dài đến năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.

5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

  • Đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền.
  • Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi Triệu Việt Vương, lên ngôi vua gọi là hậu Lý Nam Đế.
  • Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật tử bị băt giải về Trung Quốc.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước....

Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Vì sao ?

Trả lời:

Theo em, thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì:

  • Lực lượng của Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử vẫn còn ở Thanh Hóa
  • Lực lượng của Triệu Quang Phục vẫn còn ở Hưng Yên
  • Cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

Câu 2: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ....

Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng?

Trả lời:

Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Thạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng là bởi vì: Ông là người vùng Chu Diên, rất thông thạo vùng thủy thổ vùng này và cả vùng Giao Châu. Ông đã phát hiện ra những ưu điểm của vùng Dạ Thạch như là vùng đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm…sẽ rất lợi cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống quân xâm Lương xâm lược.

Câu 3: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống....

Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo là

  • Cuộc kháng chiến được nhân dân hết lòng ủng hộ
  • Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
  • Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.

Câu 4: Vì sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử lên chầu ? Vì sao Lý Phật Tử...

Vì sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử lên chầu ? Vì sao Lý Phật Tử không sang ?

Trả lời:

Cũng như triều đại nhà Lương, nhà Tùy vẫn âm mưu thôn tính và đồng hóa dân tộc ta. Do vậy, việc nhà Tùy đòi Lý Phật từ sang chầu, để nhân đó có thể bắt ông rồi lập lại chế độ cai trị ở nước ta như trước.

Tuy nhiên Lý Phật Tử không chịu khuất phục, nên đã thoái thác không đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược:

Thời gian

Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân Lương xâm lược

Quân Lương

 

Quân Lý Nam Đế

Tháng 5/545

Trần Bá Tiên chỉ huy hai cánh quân đánh vào nước ta theo hai đường thủy và bộ.

Đường thủy: Hướng Vịnh Bắc Bộ tiến vào đất liền.

Đường bộ: men theo ven biển rồi xuống sông Thương

 

Lý Nam Đế chỉ huy đón đánh địch ở vùng Lục Đầu (Hải Dương)

Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

Thành vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận.

Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra -> Lý Nam Đế thua, rít quân về Gia Ninh.

 

Đầu năm 546

Quân Lương chiếm thành Gia Ninh

Trần Bá Tiên chỉ huy quân đánh vào hồ Điền Triệt.

Lý Nam Đế chạy đến Phú Thọ sau đó đưa quân đóng ở hồ Điền Triệt.

Quân Lý Nam Đế tan vỡ chạy vào động Khuất Lão.

Anh Trai Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lui quân về Thanh Hóa.

Năm 548

Quân Lương chiếm được hồ Điền Triệt

Lý Nam Đế mất

Câu 2: Triệu Quang Phục là ai ? Vì sao ông đánh bại được quân Lương,...

Triệu Quang Phục là ai ? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành độc lập cho đất nước ?

Trả lời:

  • Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, quê ở vùng Chu Diên, ông theo cha tham gia khởi nghĩa Lý Bí ngay từ đầu. Ông là một tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa nên được Lý Bí rất yêu quý và trọng dụng.
  • Sở dĩ, Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, giành độc lập cho đất nước là bởi vì:
  • Cuộc kháng chiến được nhân dân hết lòng ủng hộ
  • Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Thạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng
  • Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu

Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 6

Soạn bài lịch sử lớp 6, giải lịch sử lớp 6, làm bài tập bài thực hành lịch sử 6. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk lịch sử lớp 6. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm