Giải toán 6 bài: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Giải toán 6 tập 1 bài: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố . Tất cả các bài tập trong bài học này đều được hướng dẫn giải chi tiết dễ hiểu. Các em học sinh tham khảo để học tốt môn toán 6 nhé. Hãy comment lại bên dưới nếu các em chưa hiểu. Thầy cô luôn sẵn sàng trợ giúp

Bài giải:

Ta có:

  • 60=22.3.5
  • 84=22.3.7
  • 285=3.5.19
  • 1035=32.5.23
  • 400=24.52
  • 1000000=26.56

Giải bài tập 126: An phân tích...

An phân tích các số 120; 306; 567 ra thừa số nguyên tố như sau:

120=2.3.4.5

306=2.3.51

567=92.7

An làm như trên có đúng không? Hãy sửa lại trong trường hợp An làm không đúng?

Bài giải:

An làm như trên là sai vì vế phải còn chứa thừa số không phải là số nguyên tố.

Sửa lại:

120=2.60=2.2.30=2.2.2.15=2.2.2.3.5=23.3.5

306=2.153=2.3.51=2.3.3.17=2.32.17

567=3.189=3.3.63=3.3.3.21=3.3.3.3.7=34.7

Giải bài tập 127: Phân tích các số...

Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết các số sau chia hết cho các số nguyên tố nào?

a) 225        

b) 1800        

c) 1050          

d) 3060

Bài giải:

a)   225=3.75=3.3.25=3.3.5.5=32.52

Vậy 225 chia hết cho 3 và 5.

b)   1800=2.900=2.2.450=2.2.2.225=2.2.2.3.75=2.2.2.3.3.25=2.2.2.3.3.5.5=23.32.52

Vậy 1800 chia hết cho 2, 3 và 5.

c)   1050=2.525=2.3.175=2.3.5.35=2.3.5.5.7=2.3.52.7

Vậy 1050 chia hết cho 2, 3, 5 và 7.

d)   3060=2.1530=2.2.765=2.2.3.255=2.2.3.3.85=2.2.3.3.5.17=22.32.5.17

Vậy 3060 chia hết cho 2, 3, 5 và 17.

Giải bài tập 128: Cho số a...

Cho số a=23.52.11. Mỗi số 4, 8, 16, 11, 20 có là ước của a hay không?

Bài giải:

Ta có:   4=22;8=23;16=24;20=22.5 

=>  4 là ước của a  ( vì 4 là ước của 23 ).

      8 là một ước của a ( vì 8=23 là một trong các thừa số của tích ).

      16 không phải là ước của a.

      11 là một ước của a ( vì 11 là một trong các thừa số của tích ).

      20 là ước của a ( vì 20 là ước của 23.52 ).

Vậy các số 4; 8; 11; 20 là ước của a.

         Số 16 không phải là ước của a.

Giải bài tập 129: Cho số a...

a) Cho số a=5.13. Hãy viết tất cả các ước của a.

b) Cho số b=25. Hãy viết tất cả các ước của b.

c) Cho số c=32.7. Hãy viết tất cả các ước của c.

Bài giải:

Ta có: 

a) Vì a=5.13=65

=> Ư(a) = { 1, 5, 13, 65 }.

b) Vì b=25=32

=> Ư(b) = { 1, 2, 4, 8, 16, 32 }.

c) Vì c=32.7=63

=> Ư(c) = { 1, 3, 7, 9, 21, 63 }.

Giải bài tập 130: Phân tích các số...

Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số:

            51  ;  75  ;  42  ;  30

Bài giải:

Ta có:

51=3.17.

=> Ư(51) = { 1, 3, 17, 51 }.

75=3.25=3.5.5=3.52.

=> Ư(75) = { 1 , 3, 5, 15, 25, 75 }.

42=2.21=2.3.7.

=> Ư(42) = { 1, 2, 3, 6, 7, 14, 21, 42 }.

30=2.15=2.3.5.

=> Ư(30) = { 1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30 }.

Giải bài tập 131: Tích của hai số ...

a) Tích của hai số tự nhiên bằng 42. Tìm mỗi số.

b) Tích của hai số tự nhiên a và b bằng 30. Tìm a và b biết rằng a < b.

Bài giải:

a)  Gọi hai số tự nhiên có tích bằng 42 lần lượt là a và b <=>  a, b chính là các ước của 42.

Ta có:  Ư(42) = { 1, 2, 3, 6, 7, 14, 21, 42 }.

=> a, b có thể nhận các giá trị sau:

Giải toán 6 bài: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

 

 

b) Tương tự, ta có: 

Ư(30) = { 1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30 }.

Theo giả thiết : a < b

=> a, b có thể nhận các giá trị sau:

Giải toán 6 bài: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Giải bài tập 132: Tâm có 28 viên bi...

Tâm có 28 viên bi. Tâm muốn xếp số bi đó vào các túi sao cho số bi ở các túi đều bằng nhau. Hỏi Tâm có thể xếp 28 viên bi đó vào mấy túi ? (kể cả trường hợp xếp vào một túi).

Bài giải:

Theo giả thiết : số túi là ước của 28.

=>  Ư(28) = { 1, 2, 4, 7, 14, 28 }.

Vậy Tâm có thể sắp xếp 28 viên bi vào 1 túi; 2 túi; 4 túi; 7 túi; 14 túi; 28 túi như sau:

  • 1 túi có 28 viên bi.

  • 2 túi, mỗi túi có 14 viên bi.

  • 4 túi, mỗi túi có 7 viên bi.

  • 7 túi, mỗi túi có 4 viên bi.

  • 14 túi, mỗi túi có 2 viên bi.

  • 28 túi, mỗi túi có 1 viên bi.

Giải bài tập 133: Phân tích số 111...

a) Phân tích số 111 ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của 111.

b) Thay dấu * bởi chữ số thích hợp:   ¯¯¯¯¯.=111

Bài giải:

a)   Ta có 111 = 3.37.

=> Ư(111) = { 1, 3, 37, 111 }.

b) Từ đề bài => ** và * là các ước của 111.

Mà theo ý a): Ư(111) = { 1, 3, 37, 111 }.

Mặt khác:  ** là số có hai chữ số => ** là 37.

=> * là 3.

Thử lại: 3. 37 = 111  ( đúng )

Vậy * là 3 và ** là 37.

Xem thêm lời giải Giải toán lớp 6

Hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu các bài tập trong sgk toán lớp 6. Bao gồm cả toán 6 tập 1 và toán 6 tập 2. Cách trình trình bày các bài giải mạch lạc, học sinh có thể tìm kiếm dễ dàng. Tuy nhiên, để học tốt và nắm vững kiến thức, các em học cần tự giải trước khi tham khảo

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm