Giải toán 6 bài: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Giải toán 6 tập 1 bài: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con. Tất cả các bài tập trong bài học này đều được hướng dẫn giải chi tiết dễ hiểu. Các em học sinh tham khảo để học tốt môn toán 6 nhé. Hãy comment lại bên dưới nếu các em chưa hiểu. Thầy cô luôn sẵn sàng trợ giúp


Giải bài tập16: Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?...

 Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x - 8 = 12.

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.

Bài giải:

Ta có:  

a) x - 8 = 12

=>  x = 12 + 8

=>  x = 20.

Vậy A = { 20 }  => Tập A gồm 1 phần tử.

b) x + 7 = 7

=>  x = 7 - 7

=>  x = 0.

Vậy B = { 0 }  => Tập B gồm 1 phần tử.

c) x .0 = 0

=>  $x\in N$

Vậy C = { $x\in N$ }  => Tập C gồm vô số phần tử.

d)  Từ kết quả câu c) 

=>  Tập D không có phần tử nào hay tập D= { $\oslash $ }.

Giải bài tập 17:  Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợ...

 Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Bài giải:

Ta có :

a)  A = { $x\in N|x\leq 20$ }

Tập A có : ( 20 - 0 ) : 1 + 1 = 21 ( phần tử )

b)  B = { $\oslash $ }

Tập B không có phần tử nào.

Giải bài tập 18: Cho A = {0}. Có thể nói A ...

Cho A = {0}. Có thể nói A là tập hợp rỗng hay không?

Bài giải:

Tập A = { 0 } không được coi là tập rỗng.

Vì Tập hợp A có một phần tử là phần tử 0. Trong khi tập rỗng là tập không có phần tử nào. 

Giải bài tập 19: Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn...

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Bài giải:

Ta có : 

A = { 0 ; 1; 2; 3; 4; 5; 6 ; 7; 8 ; 9 }

B = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 }

=>  $A\subset B$.

Giải bài tập 20: Cho tập hợp A = {15 ,24}...

Cho tập hợp A = {15 ,24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂, = vào ô vuông cho đúng:

15 ... A

{ 15 } ... A

{ 15 ; 24 } ... A

Bài giải:

Theo bài ra : A = { 15; 24 }

=>  $15\in A $

       { 15 } $\subset$ A 

       { 15;24 } = A

Giải bài tập 21: Tập hợp A = {8, 9, 10, ..., 20}...

Tập hợp A = {8, 9, 10, ..., 20} có 20 - 8 + 1 = 13 (phần tử).

Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử.

Hãy tính số phần tử của tập hợp B = {10, 11, 12, ..., 99}

Bài giải:

Áp dụng công thức trên , ta có :

Số phần tử của tập B là : 99 - 10 + 1 = 90 ( phần tử )

Vậy tập B có 90 phần tử.

Giải bài tập 22: Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận...

Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.

a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.

b) Viết tập hợp L các sổ lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.

c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp trong đó số nhỏ nhất là 18.

d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.

Bài giải:

Ta có :

a) C = { 0, 2, 4, 6, 8 }.

b) L = { 11, 13, 15, 17, 19 }.

c) A = { 18, 20, 22 }.

d) B = { 25, 27, 29, 31 }.

Giải bài tập 23:  Tập hợp C = { 8, 10, 12, ..., 30 } ...

Tập hợp C = { 8, 10, 12, ..., 30 } có (30 - 8) : 2 + 1 = 12 (phần tử).

Tổng quát:

- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b - a) : 2 + 1 phần tử.

- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n - m) : 2 + 1 phần tử.

Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:  

D = { 21, 23, 25, ..., 99 }

E = { 32, 34 , 36 ,... , 96 }

Bài giải:

Nhận xét : 

Tập D = { 21, 23, 25, ..., 99 } là tập các số lẻ.

=>  Áp dụng công thức cho tập hợp các số lẻ, ta có :

Số phần tử có trong tập D là :  ( 99 - 21 ) : 2 + 1 = 40 phần tử.

Tập E = { 32, 34 , 36 ,... , 96 } là tập các số chẵn.

=>  Áp dụng công thức cho tập hợp các số chẵn, ta có :

Số phần tử có trong tập E là :  ( 96 - 32 ) : 2 + 1 = 33 phần tử.

Vậy Tập D có 40 phần tử.

         Tập E có 33 phần tử.

Giải bài tập 24: Cho A là tập hợp các số tự nhiên...

Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10 ;  B là tập hợp các số chẵn;  N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

Dùng ký hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các số tự nhiên.

Bài giải:

Ta có :  

A = { 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 }

B = { 0 , 2, 4, 6 ,... }

 N* = { 1 , 2 , 3, 4, ... }

N = { 0 , 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ,... } 

=>  $\left\{\begin{matrix}A\subset N &  & \\ B\subset N &  & \\ N^{*}\subset N &  & \end{matrix}\right.$

Giải bài tập 25: Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999)

Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999)

Giải toán 6 bài: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất.

Bài giải:

Từ bảng số liệu trên, ta có : 

- Tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất:

    A = { In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam }

- Tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất:

    B = { Xin-ga-po, Bru-nây, Cam-pu-chia }

Xem thêm lời giải Giải toán lớp 6

Hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu các bài tập trong sgk toán lớp 6. Bao gồm cả toán 6 tập 1 và toán 6 tập 2. Cách trình trình bày các bài giải mạch lạc, học sinh có thể tìm kiếm dễ dàng. Tuy nhiên, để học tốt và nắm vững kiến thức, các em học cần tự giải trước khi tham khảo

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm