Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em

Các bài văn mẫu Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em. Mời các bạn cùng tham khảo.


Bài mẫu 1: Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em

Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.

Bài làm

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

Câu thơ ấy còn mãi trong lòng tôi mỗi khi tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể. Tôi như chìm đắm vào thế giới của bà tiên, ông Bụt của cô Tấm thảo hiền, những hình ảnh về tuổi thơ cứ trở lại trong tâm thức của tôi với biết bao kỉ niệm. Tôi vẫn nhớ như in, từng chi tiết trong câu chuyện của bà, tôi rất ấn tượng với hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây tre nào có một trăm đốt chưa? Rất lạ phải không, ấy thế mà anh Khoai trong câu chuyện lại là ngườ đi tìm được cây tre trăm đốt các bạn ạ, và chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện để hiểu tại sao anh ấy lại phải đi tìm cây tre trăm đốt nhé.

Ngày xửa, ngày xưa có một anh chàng nghèo tên là Khoai. Tính tình cấn cù, chịu khó ai cũng quý mến. Anh đi ở cho nhà phú ông, giàu có trong vùng. Phú ông thấy anh chăm chỉ, hiền lành liền ngon ngọt dỗ dành anh. “Mày làm lụng thật giỏi rồi tao gả con gái út cho mày”. Khoai tưởng thật, nên đã làm lụng gấp năm gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô Út đã lớn, đến tuổi lấy chồng nhưng anh Khoai cũng chẳng thấy phú ông nhắc gì đến chuyện sẽ gả con gái cho mình, anh Khoai buồn lắm.

Một hôm anh Khoai nghe người làm trong nhà nói chuyện, biết phú ông sắp gả cô Út cho con trai viên cai tổng giàu có, anh Khoai bất bình lắm, liền đến nói với ông chủ. Lúc ấy phú ông không giải thích gì với anh mà chỉ nói: “ mày vào rừng đem về đây một cây tre trăm đốt để làm đũa cưới, tao cho mày cưới cô Út ngay”.

Vốn thật thà, Khoai tin theo lời phú ông hăm hở lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Đi hết một ngày, qua nhiều cánh rừng anh chẳng tìm thấy cây tre nào trăm đốt cả. Trời đã dần tối, anh đã đếm qua không biết bao cây tre mà không thấy. Vừa mệt, vừa đói, lại nghĩ đến việc không tìm được cây tre mang về thì làm sao cưới được cô Út, anh thất vọng bèn ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên có một cụ già, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ phúc hậu chống gậy đi đến gần anh và hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?”. Anh Khoai bèn kể lại cho cụ già nghe rõ sự tình, cụ liền bảo anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Sau khi anh Khoai mang tre về, cụ già nhìn vào đống tre và nói: “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các đốt tre liên kết lại thành một cây tre đốt. Anh tre trăm đốt  vui mừng lắm, nghĩ mình có thể nhanh chóng về nhà để hỏi cưới cô Út. Ý nghĩa ấy, thoáng hiện trong đầu anh, nhưng khi anh quay lại nhìn về chỗ cụ già vừa đứng thì cụ đã không còn ở đó. Anh liền nhanh chóng đứng dậy vác cây tre ra khỏi rừng, nhưng loay hoay mãi, quay hết chiều dọc đến chiều ngang anh cũng không thể xoay chuyển được cây tre. Thấy mình không làm được gì nữa, anh bất lực ngồi khóc. Cụ già một lần nữa lại hiện lên giúp và nói với anh nếu muốn mang cây tre ra khỏi rừng một cách đơn giản, con hãy nói: “Khắc xuất, khắc xuất”. Các khúc tre sẽ tự động rời khỏi nhau, con có thể dễ dàng mang chúng về nhà. Cụ già dặn anh Khoai ghi nhớ hai câu thần chú và cách dùng rồi biến mất, anh còn chưa kịp nói lời cảm ơn với cụ. Nhìn các đốt tre đã rời khỏi nhau, anh liền nhanh chóng bó chúng vào rồi tức tốc trở về nhà phú ông.

Vừa về đến ngõ nhà phú ông, anh Khoai không thể tin vào mắt mình, vì trong nhà  đang tổ chức đám cưới linh đình cho cô Út. Thấy Khoai trở về, phú ông ra mặt cười đắc trí mà nói rằng: “ Tao cần gì mấy khúc tre mày mang về chứ, mày nghèo thế làm sao lấy được con gái ông”.  Anh Khoai thấy thế tức mình, bèn đọc câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các ống tre xếp vào nhau thành một cây tre trăm đốt, kéo cả phú ông và tên con rể nhà giàu kia vào. Hai người họ sau khi bị dính vào cây tre đã luôn miệng kêu gào, để có thể thoát ra khỏi cây tre, nhưng càng cựa quậy càng dính chặt hơn. Phú ông phải ra sức van xin, nài nỉ anh Khoai, xin tha anh mới đọc câu thần chú “ Khắc xuất, khắc xuất” ngay sau đó cây tre rời ra thành trăm đốt và phú ông cùng tên trọc phú thoát ra khỏi cây tre. Thoát nạn, phú ông giữ đúng lời hứa phải gả cô con Út cho anh Khoai, anh làm đám cưới với con phú ông trước sự chứng kiến của bà con làng xóm, ai nấy đều thấy vui và chúc phúc cho vợ chồng anh. Anh Khoai và cô Út sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.

Bài mẫu 2: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị về bài học ứng phó với thiên nhiên. Khi hằng năm vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 âm lịch thường có mưa, lũ lớn chúng ta phải bảo vệ nhà cửa, mùa màng bằng cách đắp  đê, trồng rừng ngăn lũ để có thể ứng phó với thời tiết khắc nghiệt.

Bài làm

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, câu chuyện được thêu dệt bằng trí tưởng tưởng phong phú của ông cha ta, thể hiện ước mơ hoài bão chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người dân Lạc Việt trong buổi đầu dựng nước. Chúng ta hãy lắng nghe lại  câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để có thể hiểu rõ hơn về thời đại các vua Hùng nhé.

Chuyện kể rằng, vào thời đời Hùng Vương thứ 18, vua có người con gái tên là Mị Nương nàng xinh đẹp tuyệt trần, tính tình hiền dịu. Nàng được cha hết mực yêu thương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn tìn cho con gái mình một người chồng tài giỏi xứng đáng với sắc đẹp của Mị Nương.Biết tin nhà vua muốn kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh đã đến thành Phong Châu để cầu hôn. Cả hai chàng trai đều có tài năng đặc biệt. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Vua Hùng lấy làm băn khoăn vì cả hai chàng trai đều tài giỏi, bây giờ người không biết chọn ai. Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua bèn mời các Lạc hầu vào để  bàn bạc, vua đã có quyết định và nói với hai chàng: “Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho”

Hai chàng tâu hỏi, đồ sính lễ gồm những lễ vật gì nhà vua bèn phán: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. Hai chàng vâng lệnh nhà vua, về chuẩn bị lễ vật để có thể sớm đến rước nàng Mị Nương về làm vợ.Tờ mờ sáng hôm sau, khi thành Phong Châu còn chìm đắm trong mờ sương. Sơn Tinh đã dẫn đoàn rước dâu nhà trai đến cổng thành cùng đầy đủ lễ vật yết kiến trước vua Hùng cùng quan lại triều đình. Vua Hùng giữ đúng lời hẹn ước, ai mang đầy đủ lễ vật và đến trước ngài sẽ gả con gái cho. Lấy đượccon gái vua, Sơn Tinh cảm tạ vua Hùng chàng cùng Mị Nương tiễn biệt vua cha rồi quay lại vùng núi Tản Viên.

Sơn Tinh rời đi chẳng bao lâu, thì Thủy Tinh đùng đùng tức giận chỉ vì đến sau mà  không lấy được vợ. Chàng tức tốc đem quân đuổi theo để cướp Mị Nương trở lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình hình đó, Sơn Tinh lệnh cho người dân muông thú chạy lên núi cao ẩn trốn còn chàng cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thủy quái. Sơn Tinh hóa phép chàng bốc từng quả đồi, ngọn núi dặng dòng chảy của những con nước cuồn cuộn. Nước sông dân lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, Thủy Tinh thấy mìn đuối sức, đành ôm hận rút quân về. Người dân thành Phong Châu, lại xuống núi dựng nhà cửa, cấy cày ổn định cuộc sống.Tuy đã rút quân về, nhưng mối thù của Sơn Tinh cũng chẳng nguôi ngoai, Thủy Tinh vẫn ôm hận trong lòng. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua trận.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị về bài học ứng phó với thiên nhiên. Khi hằng năm vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 âm lịch thường có mưa, lũ lớn chúng ta phải bảo vệ nhà cửa, mùa màng bằng cách đắp  đê, trồng rừng ngăn lũ để có thể ứng phó với thời tiết khắc nghiệt.

Bài mẫu 3: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời văn của em

Sự ra đời của tôi là một điều kì lạ với bố mẹ tôi.  Bố mẹ tôi rất nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Bố mẹ tôi phải làm thuê cho gia đình phú ông giàu có.  Ẩy vậy mà sao trời chẳng thương, đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Mẹ tôi rất buồn khổ về việc này.

Bài làm

Tôi là Sọ Dừa, sứ giả của nước Nam, tôi mới trở về nước sau chuyến đi xa. Niềm hạnh phúc của tôi trọn vẹn hơn khi tôi đã gặp lại người vợ yêu quý của mình.  Sau biết bao biến cố, thăng trầm gia đình tôi đã yên ấm, chúng tôi lại dịp bên nhau. Tôi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện về cuộc đời sóng gió, thử thách của chính mình.

Sự ra đời của tôi là một điều kì lạ với bố mẹ tôi.  Bố mẹ tôi rất nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Bố mẹ tôi phải làm thuê cho gia đình phú ông giàu có. Ẩy vậy mà sao trời chẳng thương, đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Mẹ tôi rất buồn khổ về việc này.Thế rồi, vào một hôm trời nắng to, bà vào rừng hái củi cho chủ. Vì khát nước quá mà không tìm thấy suối, lại thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bà liền bưng lên uống. Sự việc tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại khiến mẹ tôi có mang tôi. Chính vì uống nước mưa trong sọ dừa, nên sau này khi mẹ tôi sinh ra tôi một đứa bé không chân, không tay mà biết nói, nên mẹ tôi thương để lại nuôi, và đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.Cha tôi mất khi tôi chưa ra đời, nên mẹ tôi càng vất vả hơn. Còn tôi đã lớn 7,8 tuổi cũng chẳng giúp gì được cho mẹ, nên đôi lúc mẹ tôi hay than phiền. Tôi thấy thế bè xin mẹ đi chăn bò thuê cho nhà phú ông. Mẹ tôi phải thuyết phục phú ông rất lâu, phú ông mới đồng ý cho tôi đi chăn bò. Hằng ngày, tôi đến nhà phú ông lăn đàn bò ra đồng vào buổi sáng, chiều lại lăn về. Tôi chăn cả đàn bò, con nào con ấy đều căng tròn, béo tốt nên phú ông rất vừa ý. Nhà phú ông có ba cô con gái, buổi trưa vẫn thay nhau mang cơm ra đồng cho tôi. Tôi biết cô cả, cô hai vì thấy thân hình tôi dị dạng, nên hắt hủi tôi. Còn cô út – vợ tôi bây giờ, lại rất thương tôi. Trong thời gian đi chăn bò cho gia đình phú ông, tôi biết mình điều đặc biệt. Chiếc sọ dừa lăn lông lốc mà mọi người vẫn thấy chỉ là cái vỏ bề ngoài của tôi. Thoát khỏi chiếc vỏ kì dị ấy tôi sẽ là một chàng Sọ Dừa khôi ngô, tuấn tú. Từ khi biết mình có phép lạ, khác người nên những lúc rảnh tôi bỏ lốt sọ dừa hóa thân thành cậu bé, ngồi trông đàn bò và thổi sáo. Một hôm, đương lúc ngồi thổi sáo một mình, tôi thấy bên bụi cây có tiếng động lạ. Giật mình, tôi chui ngay vào chiếc vỏ dừa của. Về sau này khi tôi lấy cô út, vợ tôi mới nói nàng biết tôi là một chàng trai tài giỏi từ khi ấy. Cô út, ngày càng thương tôi, hay giấu những đồ ăn ngon mang đến cho tôi.

Thời gian đi ở tại gia đình phú ông không còn dài, phần vì tôi thương mẹ sống trong gia cảnh nhà neo người, phần vì thương cô út. Tôi xin với mẹ, sang nhà phú ông hỏi con gái ông làm vợ. Nghe tôi nói hết câu chuyện, mẹ tôi bàng hoàng, sửng sốt vì quyết định của tôi, nhưng bà thương con, nên cũng sắm buồng cau đến nhà phú ông. Phú ôn chê gia đình tôi nghèo khó, cười mỉa nói với mẹ tôi rằng: “Muốn hỏi được con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”. Mẹ tôi về nhà, tôi thấy bà buồn lắm vì gia cảnh nhà tôi khó khăn, nên không đủ sính lễ cưới vợ. Tôi an ủi mẹ đừng lo lắng, và nói tôi sẽ lo đủ những thứ ấy. Vì tôi có phép thuật, nên những thứ phú ông nói chẳng làm khó được tôi. Ngày hẹn đến, tôi sắm đủ lễ vật. Và phú ông cũng hoa mắt trước của cải, đồng ý gả con gái cho tôi. Hai cô lớn không đồng ý, vì chê tôi xấu xí, cuối cùng cô út chấp nhận lấy tôi. Tôi vui lắm. Ngày cưới, nhà tôi cỗ bàn linh đình, còn tôi đã bỏ luôn vỏ sọ dừa để biến thành chàng trai tuấn tú, sánh bước bên cô con gái út xinh đẹp. Mọi người trong làng ai cũng chúc phúc cho tôi, còn hai cô chị vợ thì ghen tức ra mặt.

Một thời gian sau, tôi cô gắng học hành để thi cử thành danh. Mùa thi năm ấy, tôi đỗ trạng nguyên, rồi được vua sai đi sứ nước láng giềng.Trước khi chia tay vợ, tôi có đưa cho nàng một con dao, hai hòn đá và hai quả trứng tôi dặn dò vợ cẩn thận tôi mới yên tâm lên đường. Tôi đi sứ không bao lâu thì trở về. Ngày về, tôi đi qua một hòn đảo hoang, thấy trên bờ có tiếng gà gáy lạ: “ Ò…ó…o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về”. Linh tính mách bảo cho tôi có sự chẳng lành, tôi bèn cho thuyền cập bến đi vào hòn đảo. Tôi rất bất ngờ khi thấy vợ tôi đang một mình cô quạnh nơi đảo hoang. Vợ tôi khóc nức nở kể chuyện cho tôi nghe rằng, lúc tôi đi chưa được bao lâu, hai cô chị ghen ghét với vợ tôi, nên rủ vợ tôi đi chèo thuyền rồi đẩy nàng xuống biển. Nàng đã bị cá  kình nuốt vào bụng. Vợ tôi ghi nhớ lời tôi dặn, nên mang theo những thứ tôi chuẩn bị bên mình, nàng lấy con dao mổ bụng cá, rồi lên bờ đánh hai hòn đá ra lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với nàng. Nghe nàng kể xong mà tôi thấy thương người vợ hiền của mình nhiều hơn.

Tôi đón nàng lên thuyền. Ngày trở về tôi ở tiệc linh đình mời bà con làng xóm. Hai cô chị vợ thấy thế đến, khóc lóc thương tiếc vợ tôi vì sự ra đi của vợ tôi. Tôi không nói gì, lúc ấy vợ tôi trong nhà đi ra, hai cô chị xấu hổ quá không nói gì lặng lẽ bỏ đi biệt tích.Từ ấy, gia đình tôi sống hạnh phúc vui vẻ bên nhau. Những sóng gió, thử thách đã khiến chúng tôi gắn bó  và trân trọng tình yêu đà dành cho nhau nhiều hơn. 

Bài mẫu 4: Kể lại sự tích hồ Gươm bằng lời văn của em

Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Bài làm

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ  là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc  Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện  quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng  lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Bài mẫu 5: Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. 

Bài làm

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.

Xem thêm lời giải Bài văn mẫu 6

Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 6 hay, đạt điểm cao. Ngoài văn mẫu các bài viết số 1, số 2,... có trong kì 1, kì 2 của ngữ văn 6. Hệ thống còn có thêm rất nhiều bài làm văn sát chương trình học. Mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm