Bài soạn lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm
Ví dụ 1: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của chúng?
Trả lời:
Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
- Khổ thơ 1: Tự sự và miêu tả
- Tự sự: hai câu đầu
- Miêu tả: ba câu sau
=>Có vai trò tạo bối cảnh chung cho bài thơ
- Khổ thơ 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm
- Tự sự 4 câu đầu, câu cuối biểu cảm:
=> Sự đau xót, uất ức vì bất lực của tác giả
- Khổ thơ 3: Tự sự, miêu tả (Câu 11 -> câu 16) và biểu cảm (câu 17, 18)
=>Bộc lộ sự lo lắng và cam phận của tác giả.
- Khổ thơ 4: Biểu cảm trực tiếp
=>Tình cảm cao thượng, vị tha của tác giả
Ví dụ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm... Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xép bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Câu hỏi:
a. Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đó. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?
b. Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
Trả lời:
a. Các yếu tố tự sự, miêu tả trog đoạn văn trên:
- Đoạn 1:
- Miêu tả: Miêu tả bàn chân bố bị bệnh.
- Tự sự : Kể chuyện bố ngâm chân.
- Đoạn 2:
- Tự sự: Kể chuyện bố đi sớm về khuya.
- Miêu tả: Miêu tả các đồ vật để đánh bắt cá và nghề cắt tóc của bố .
- Đoạn 3:
- Biểu cảm: Thể hiện tình yêu thương bố của người con.
=> Yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ được vì không có đối tượng để người viết gửi gắm cảm xúc.
=> Tự sự không nhằm mục đích kể lại sự việc một cách đầy đủ, chi tiết. Và miêu tả không nhằm mục đích tả lại phong cảnh. Ở đây chúng nhằm mục đích khêu gợi cảm xúc.
Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ được vì không có đối tượng để người viết gửi cảm xúc.
b. Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi tưởng khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ của con
=> Hồi tưởng với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Ghi nhớ:
- Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
[Luyện tập] Câu 1: Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"...
Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.
Trả lời:
Khi kể lại nội dung bài cần sử dụng các chi tiết kể, tả và biểu cảm:
- Miêu tả:
- Cảnh nhà tranh bị gió thu phá.
- Cảnh trẻ con cướp những tấm tranh.
- Cảnh ngôi nhà bị mưa dột, ước át…
- Tự sự:
- Gió thu thổi tốc mái nhà.
- Việc trẻ con cướp những tấm tranh.
- Sự rét buốt trong đêm tối…
- Biểu cảm: Vượt lên trên nỗi bất hạnh của cá nhân, ông đã thể hiện tấm lòng cao thượng, vị tha…
Bài mẫu:
Mùa thu năm ấy, gió thổi dữ dội. Căn nhà của ta mới dựng được vài tháng bị gió cuốn tung. Cái thì bay sang sông rãi khắp bờ. Cái thì bị cuốn treo trên ngọn cây ở cánh rừng xa. Cái thì bị cuốn xuống rãnh mương đầy nước.
Lũ trẻ ở thôn nam thấy ta già yếu nên thi nhau chạy ra cướp giật mà ta chẳng làm gì được. Chỉ một loáng, tất cả các mảnh tranh bị chúng lấy sạch, chạy tuốt vào lũy tre. Mặc cho ta gào thét khan cả cổ,đành phải chống gậy quay về với bao nỗi ấm ức.
Đến lúc gió không thổi nữa thì mây đen kéo đến, trời đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, trong nhà không có chỗ nào không dột, chiếc mền cũ mỏng tanh không đủ ấm, lại bị con đạp rách. Mưa ngoài trời cứ tiếp tục rơi, rơi mãi chẳng dứt. Ta từ lúc hoạn nạn đến giờ vốn chẳng ngủ được, lại thêm bây giờ trời lạnh,mưa ướt lại càng khó ngủ.
Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung sướng. Than ôi! Nhưng đến bao giờ mới có được. Có như vậy thì riêng một nhà ta, một mình ta chịu chết rét ta cũng thấy vui.
[Luyện tập] Câu 2: Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (SGK, tr. 138,139) viết thành một bài văn biểu cảm.
Trả lời:
Gợi ý:
- Tự sự: Kể về việc đổi tóc rối để lấy kẹp mầm
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của mẹ ngàu trước và hình dáng của mẹ.
- Biểu cảm: Thể hiện nỗi nhớ thương mẹ.
Bài mẫu:
Mẹ tôi đã khuất xa, chị gái tôi cũng đi lấy chồng. Giờ đây, trước hiên nhà thân thuộc, nghe tiếng rao vang xa ngoài phía cổng “Ai đổi kẹo”, trong lòng tôi bống trào dâng những kí ức tuổi thơ ngọt ngào với món quà ngọt thơm dòng sữa gạo “kẹo mầm”.
Nỗi buồn lặng lẽ ấy đưa tôi trở về ngày mẹ còn sống. Tôi còn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, tay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Rồi chị tôi khi lớn lên, mái tóc cũng dài như mẹ, cũng lại chải đầu gỡ tóc rối, vo lại và giắt lên mái hiên nhà.
Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I,cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.
Nghe tiếng rao của bà đổi kẹo, bọn trẻ con chúng tôi dỏng tai lên nghe và vọi vàng về nhà bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tàu lá cọ, moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Sau đó, bọn trẻ con ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, xừa xem vừa hồi hộp chờ đến lượt mình. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết. Nhưng chỉ cần đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, chỉ còn to bằng quả táo nhỏ. Đặt cái kẹo tròn vo, lồng phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.
Quê hương tôi giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trẻ con cũng không còn mong ngóng những tiếng rao đổi kẹo, đổi kem. Nhưng mỗi khi nghe tiếng rao lanh lảnh ngoài ngõ: “Quạt điện, bàn là, ti vi, tủ lạnh hỏng ba... án”, tôi lại nhớ về những sợi kẹo vàng óng cuộn tròn trên que tăm, dịu ngọt, mát lành trên đầu lưỡi, thứ kẹo gắn liền tuổi thơ tôi đơn sơ mà ấm áp với làng quê yên ả, với mái tóc và vòng tay che chở của mẹ.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cổng trường mở ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mẹ tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ ghép
- 👉 Bài soạn lớp 7: Liên kết trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bố cục trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ láy
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qúa trình tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát than thân
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát châm biếm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đại từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Phò giá về kinh
- 👉 Bai soạn lớp 7: Từ hán việt
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca Côn Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ Hán Việt (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sau phút chia ly
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bánh trôi nước
- 👉 Bài soạn lớp 7: Quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qua đèo ngang
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bạn đến chơi nhà
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chữa lỗi về quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Xa ngắm thác núi lư
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ trái nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập văn biểu cảm về sự vật, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- 👉 Bài soạn lớp 7: Thành ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tiếng gà trưa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Điệp ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Làm thơ lục bát
- 👉 Bài soạn lớp 7: Một thứ quà của lúa non: Cốm
- 👉 Bài soạn lớp 7: chơi chữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chuẩn mực sử dụng từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ôn tập văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn văn 7: Sài Gòn tôi yêu
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mùa xuân của tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập sử dụng từ
Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 7 - Cánh diều
- Sách bài tập Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 7 - Cánh diều
- SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 7 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 7
- SBT Toán lớp 7
- Vở bài tập Toán 7
- Giải môn Toán học lớp 7
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 7 - Cánh Diều
- Văn mẫu 7 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 7 - Cánh diều
- SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 7 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức siêu ngắn
- SBT Ngữ văn lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm văn 7
- Văn mẫu lớp 7
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 7
- Soạn văn 7 chi tiết
- Soạn văn 7 ngắn gọn
- Soạn văn 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn 7
- Bài văn mẫu 7
Lịch Sử
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Tập bản đồ Lịch sử 7
- SBT Lịch sử lớp 7
- VBT Lịch sử lớp 7
- Giải môn Lịch sử lớp 7
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 7 - Cánh Diều
- SGK Tin học 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 7
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 7 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 7 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 7 - Friends Plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 7 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 7 - English Discovery
- Tiếng Anh 7 - Right on!
- Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 7 - Friends Plus
- Tiếng Anh 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7
- SBT Tiếng Anh lớp 7 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7 Mới
Công Nghệ
- SGK Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7 - Cánh diều
- SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều
- SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- SGK Âm nhạc 7 - Cánh diều
- SGK Âm nhạc 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Âm nhạc 7 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 7