Bài soạn lớp 7: Đại từ
Nội dung bài gồm:
- I. Thế nào là đại từ?
- II. Các loại đại từ
- [Luyện tập] Câu 1: a. Xếp các đại từ đã nhắc đến ở mục trên vào bảng dưới đây:
- [Luyện tập] Câu 2: Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ...
- [Luyện tập] Câu 3: Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:
- [Luyện tập] Câu 4: Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em ...
- [Luyện tập] Câu 5: Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa...
I. Thế nào là đại từ?
Ví dụ:
a. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. ( Khánh Hoài )
b. Chợt con gà trống phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. ( Võ Quảng )
c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra :
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hòang đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.
d. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn , cho gầy cò con .
( Ca dao )
Xét ví dụ:
1. Từ nó ở đoạn đầu trỏ “em tôi”. Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà của anh Bốn Linh.
Cách để biết được nghĩa của hai từ nó là:
- Nó = em tôi
- Nó = con gà của anh Bốn Linh .
2. Từ thế ở đoạn văn thử ba trỏ việc mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi. chúng ta biết được nhờ vào đoạn văn đứng trước đó.
3. Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi.
4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò là:
- Nó đoạn 1: chủ ngữ
- Nó đoạn 2: định ngữ
- Thế đoạn 3: Phụ ngữ cho động từ
- Ai đoạn 4: Chủ ngữ
Ghi nhớ: Sgk – trang 55.
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
Ví dụ:
- Tôi, tao, tớ, chúng nó, …trỏ người (đại từ xưng hô)
- Bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng
- Vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
Ghi nhớ: Sgk – trang 56
2. Đại từ để hỏi
- Ai, gì…hỏi về người, sự vật
- Bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng
- Sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
Ghi nhớ: Sgk – trang 56
[Luyện tập] Câu 1: a. Xếp các đại từ đã nhắc đến ở mục trên vào bảng dưới đây:
Ngôi/ số | Số ít | Số nhiều |
1 | ||
2 | ||
3 |
b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “ cậu giúp đỡ mình với nhé” có gì khác nghĩa của từ mình trong câu ca dao sau đây?
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Trả lời:
Ngôi/ Số | Số ít | Số nhiều |
1 | Tôi | Chúng tôi |
2 | Mày | Chúng mày |
3 | Nó | Chúng nó |
b. Từ “mình” trong câu “ cậu giúp đỡ mình với nhé” khác với mình trong câu “mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” ở chỗ:
Mình trong câu (a) trỏ bản thân người nói (viết), thuộc ngôi thứ nhất số ít; mình trong hai câu ca dao trỏ người nghe (đọc), thuộc ngôi thứ hai.
[Luyện tập] Câu 2: Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ...
Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu,... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự.
Trả lời:
1. Hai tuần trước đây, cháu đã gặp Lan
2. Tối hôm ấy, ba về với con nhé
3. “Cái bống đi chợ cầu Cần
Thấy ba ông Bụt đang vần nồi cơm
Ông thì xới, đơm đơm
Ông thì ngồi đổ nồi cơm chẳng vần”
(Ca dao)
4. “Từ này tôi kệch đến già
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc vùa lâu đồng tiền”
(Ca dao)
5. Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
6. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
[Luyện tập] Câu 3: Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:
- Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- Thế nào anh cũng đến nhé.
Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu đế trỏ chung.
Trả lời:
- Lan hát hay đến nỗi ai cũng phải khen
- Biết làm sao bây giờ?
- Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiều tính tình khác nhau
[Luyện tập] Câu 4: Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em ...
Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự? Ở trường, ở lớp em, có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó?
Trả lời:
Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình, tớ ,…để xưng hô cho lịch sự.
Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn. Bản thân mỗi người cần tuyên truyền và giải thích cho các bạn hiểu được là một người HS cần phải rèn luyện cách nói năng lễ phép, chuẩn mực. Tham gia tốt các phong trào như “nói lời hay, làm việc tốt”…
[Luyện tập] Câu 5: Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa...
Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga).
Trả lời:
Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.
Ý nghĩa biểu cảm: Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.
VD: Con trai lớn hơn tuổi: Anh (tiếng việt), you (tiếng anh); con trai nhỏ hơn tuổi: Em (tiếng việt), you (tiếng anh); …
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cổng trường mở ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mẹ tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ ghép
- 👉 Bài soạn lớp 7: Liên kết trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bố cục trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ láy
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qúa trình tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát than thân
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát châm biếm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đại từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Phò giá về kinh
- 👉 Bai soạn lớp 7: Từ hán việt
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca Côn Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ Hán Việt (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sau phút chia ly
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bánh trôi nước
- 👉 Bài soạn lớp 7: Quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qua đèo ngang
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bạn đến chơi nhà
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chữa lỗi về quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Xa ngắm thác núi lư
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ trái nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập văn biểu cảm về sự vật, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- 👉 Bài soạn lớp 7: Thành ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tiếng gà trưa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Điệp ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Làm thơ lục bát
- 👉 Bài soạn lớp 7: Một thứ quà của lúa non: Cốm
- 👉 Bài soạn lớp 7: chơi chữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chuẩn mực sử dụng từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ôn tập văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn văn 7: Sài Gòn tôi yêu
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mùa xuân của tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập sử dụng từ
Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 7 - Cánh diều
- Sách bài tập Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 7 - Cánh diều
- SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 7 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 7
- SBT Toán lớp 7
- Vở bài tập Toán 7
- Giải môn Toán học lớp 7
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 7 - Cánh Diều
- Văn mẫu 7 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 7 - Cánh diều
- SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 7 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức siêu ngắn
- SBT Ngữ văn lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm văn 7
- Văn mẫu lớp 7
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 7
- Soạn văn 7 chi tiết
- Soạn văn 7 ngắn gọn
- Soạn văn 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn 7
- Bài văn mẫu 7
Lịch Sử
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Tập bản đồ Lịch sử 7
- SBT Lịch sử lớp 7
- VBT Lịch sử lớp 7
- Giải môn Lịch sử lớp 7
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 7 - Cánh Diều
- SGK Tin học 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 7
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 7 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 7 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 7 - Friends Plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 7 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 7 - English Discovery
- Tiếng Anh 7 - Right on!
- Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 7 - Friends Plus
- Tiếng Anh 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7
- SBT Tiếng Anh lớp 7 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7 Mới
Công Nghệ
- SGK Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7 - Cánh diều
- SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều
- SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- SGK Âm nhạc 7 - Cánh diều
- SGK Âm nhạc 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Âm nhạc 7 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 7