Bài soạn lớp 7: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Nam quốc sơn hà được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền và lãnh thổ dân tộc. Bài soạn "Nam quốc sơn hà" sẽ giúp bạn đọc thấy được giọng văn hùng hồn, đanh thép của tác giả trong bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn câu này.


Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả: Lí Thường Kiệt ( ? ) ( 1019 -1105 ) tên thật Ngô Tuấn, quê ở Hà Nội.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1077, quân Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn đánh ở sông Như Nguyệt. Bổng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

3. Thể thơ: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4).

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt...

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần?

Trả lời:

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được ra đời vào thời kì nhà Đường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để nhận dạng ta chỉ cần phân biệt:

Thơ chỉ có 4 câu và mỗi câu 7 chữ. Như vậy trong một bài thơ chỉ có 28 chữ.

Các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên...

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời:

Cho đến thời điểm này, bài thơ Nam quốc sơn hà vẫn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Tuyên ngôn độc lập chính là lời tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm được.

Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài “Nam quốc sơn hà” là:

  • Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách thời định sẵn.
  • Hai câu sau: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì chuốc lấy thất bại.

Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý...

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời:

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về biểu ý bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm. Cụ thể là:

Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. 

  • Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. 
  • Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời.

=>Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. 

Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. 

  • Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. 
  • Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cảnh cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão. Đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. 

=> Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm...

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Trả lời:

Bài thơ sông núi nước Nam ngoài tính biểu ý còn có tính biểu cảm. Có thể tính biểu cảm ở đây không được bộc lộ rõ ràng nhưng khi đọc những câu thơ ta cũng ngầm hiểu được tình yêu nước mãnh liệt của tác giả. Những từ ngữ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư” hay “hành khan thủ bại hư” ta cũng thấy được khí phách anh hùng, mạnh mẽ và bất khuất của dân tộc.

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”...

Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ?

Trả lời:

Như đã nói ở trên câu 4, bài thơ sông núi nước Nam ngoài tính biểu ý còn có tính biểu cảm. Tính biểu cảm được thể hiện mạnh mẽ trong những cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát, như thế và không thể khác), “định phận tại thiên thư”(được quy định bởi sách trời), “hành khan thủ bại hư”(chắc chắn sẽ thất bại). Thông qua những cụm từ này ta thấy được một giọng điệu hào sảng, hùng hồn đanh thép, thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt để đánh bại kẻ thù của toàn dân tộc.

[Luyện tập] Câu 1: Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là...

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Trả lời:

Trong hoàn cảnh này, quân Tống (Trung Quốc) đang đem quân xâm lược bờ cõi nước ta. Mà thời bấy giờ, người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Vì vậy, trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến, vua được xem là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. Vì vậy, tác giả sử dụng từ ngữ như vậy là hợp lý.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7

Soạn bài môn văn lớp 7 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 7, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm